Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Kế hoạch phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên sông, trên biển và trong vùng nước cảng biển

Ngày 17/10/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 5116/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên sông, trên biển và trong vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

* Phương châm, nguyên tắc

1. Quán triệt và thực hiện tốt Phương châm 4 tại chỗ "chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ".

2. Nguyên tắc xử lý tình huống: “tích cực, chủ động, liên tục, kịp thời, an toàn và hiệu quả”.

CÔNG TÁC TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ

* Khu vực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

1. Vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Vùng sông, cửa sông Thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh giáp ranh Thành phố.

3. Vùng biển thuộc các Tỉnh giáp ranh Thành phố khi có yêu cầu phối hợp, hỗ trợ.

4. Khu vực thuộc vùng nước cảng biển Thành phố.

* Lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Căn cứ vào tình hình thiên tai, tai nạn thực tế xảy ra trên biển, trên sông hoặc trong vùng nước cảng biển; Thành phố sẽ huy động các lực lượng tìm kiếm cứu nạn phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó:

- Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố. Trường hợp sự cố tai nạn do cơ quan Trung ương chủ trì thì Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố chỉ huy các lực lượng của Thành phố để phối hợp lực lượng của Trung ương thực hiện tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

- Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp trên sông: Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố.

- Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố: Cảng vụ Hàng hải Thành phố.

1. Lực lượng tại chỗ:

a) Bộ đội Biên phòng Thành phố:

Đồn Biên phòng Thạnh An, Đồn Biên phòng Cần Thạnh, Đồn Biên phòng Long Hòa và Hải đội 2; Lực lượng Biên phòng Cửa khẩu Cảng Thành phố (Ban Chỉ huy và 07 Trạm Biên phòng cửa khẩu trực thuộc) và theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố: chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các cửa sông khu vực huyện Cần Giờ và vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh; vùng biển thuộc các Tỉnh giáp ranh Thành phố khi có yêu cầu phối hợp, hỗ trợ.

b) Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố:

Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ trên sông; Phòng Cứu nạn - cứu hộ; Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy quận - huyện và theo sự phân công của Lãnh đạo Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố: chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp tại các sông trên địa bàn Thành phố.

c) Cảng vụ Hàng hải Thành phố: chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố.

d) Bộ Tư lệnh Thành phố:

- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cần Giờ phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các cửa sông khu vực huyện Cần Giờ và vùng biển Thành phố; vùng biển thuộc các Tỉnh giáp ranh Thành phố khi có yêu cầu phối hợp, hỗ trợ.

- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự các quận - huyện phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan thực thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các tuyến sông trên địa bàn Thành phố.

đ) Công an Thành phố:

- Chỉ đạo Công an huyện Cần Giờ hỗ trợ các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các tuyến sông khu vực huyện Cần Giờ và vùng biển Thành phố.

- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Đường thủy, Công an các quận - huyện phối hợp, hỗ trợ các đơn vị, địa phương liên quan thực thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các tuyến sông, vùng biển Thành phố.

e) Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn:

Sử dụng lực lượng, vật tư, phương tiện hiện có của địa phương; trong trường hợp cần thiết, được quyền huy động, trưng dụng các phương tiện trong nhân dân để tham gia, hỗ trợ các lực lượng chuyên trách thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên sông, trên biển và vùng nước cảng biển khi xảy ra sự cố trong khu vực thuộc địa bàn quản lý.

2. Lực lượng hỗ trợ:

Căn cứ vào tình hình diễn biến thực tế của thiên tai, tai nạn và yêu cầu tăng cường về nhân lực, vật lực; Thành phố đề nghị sự hỗ trợ của các lực lượng sau:

- Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực III.

- Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu.

- Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai.

- Cảng vụ Hàng hải Mỹ Tho.

- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III.

- Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam.

- Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 10.

- Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam.

- Cảng vụ Đường thủy nội địa (Sở Giao thông vận tải).

- Khu quản lý đường thủy nội địa (Sở Giao thông vận tải).

- Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Lực lượng Hải quân Vùng 2, Cảnh sát biển Vùng 3, Sư đoàn Phòng Không 367, Sư đoàn Không quân 370.

- Bộ đội Biên phòng Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ đội Biên phòng Tỉnh Tiền Giang, Hải đoàn 18 Biên phòng.

* Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia cứu nạn, cứu hộ

1. Trạng thái thường xuyên

Bao gồm các phương tiện hoạt động trên biển, trên sông như: phà, tàu tìm kiếm cứu nạn các loại, tàu kéo, ca nô, ghe cứu hộ, xuồng máy. Các phương tiện vận tải trên bộ như: xe tải, xe cứu thương, xe chuyên dùng các loại. Trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ: máy bộ đàm, ống nhòm, phao tròn, phao bè, phao dây, áo phao, nệm phao cứu hộ, đèn pha, bộ dây cứu hộ - cứu nạn chuyên dụng, bộ đồ lặn, bộ đồ chống cháy, máy phát điện, máy khoan cắt bê tông…

2. Trường hợp khẩn cấp vượt ngoài khả năng của lực lượng tại chỗ của Thành phố:

a) Bộ Tư lệnh Thành phố huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ các đơn vị, địa phương để tổ chức ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

b) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố quyết định việc điều động lực lượng, trưng dụng phương tiện, trang thiết bị của các cơ quan, đơn vị và cá nhân hiện có trên địa bàn để tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đạt kết quả cao nhất.

c) Trong trường hợp cần thiết, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Thành phố và các Tỉnh bạn điều động lực lượng, trực thăng, tàu cứu nạn - cứu hộ… để hỗ trợ.

3. Trường hợp khẩn cấp vượt ngoài khả năng ứng phó của Thành phố:

Trong tình huống công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ vượt quá khả năng ứng phó của Thành phố, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ - ngành và Tỉnh bạn điều động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn sẽ chủ trì, huy động lực lượng, phương tiện theo quy định tại khoản 5, Điều 6 Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

QUY TRÌNH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ

* Tiếp nhận và xử lý thông tin báo nạn

1. Tiếp nhận, lưu thông tin:

a) Tiếp nhận thông tin:

Khi nhận được thông tin cấp cứu từ tàu thuyền trên sông, biển, trên các hàng đăng, sở - đáy, các kênh, rạch, hồ hoặc qua thông báo của các lực lượng hay nhân dân; các đơn vị khi nhận được tin thực hiện các nội dung sau:

- Trường hợp nội dung cuộc gọi phù hợp với chức năng thực hiện của từng đơn vị thì tiến hành thực hiện theo quy trình xử lý nội bộ của đơn vị.

- Trường hợp nội dung cuộc gọi thuộc chức năng xử lý của đơn vị khác thì nhân viên trực Tổng Đài tiến hành chuyển tiếp thông tin cuộc gọi đến đơn vị có trách nhiệm xử lý lĩnh vực chuyên ngành, cụ thể:

+ Tổng Đài điện thoại 113: an ninh trật tự.

+ Tổng Đài điện thoại 114: cứu nạn cứu hộ, phòng cháy chữa cháy.

+ Tổng Đài điện thoại 115: lĩnh vực cấp cứu y tế.

- Cán bộ, nhân viên trực Tổng Đài bằng mọi biện pháp phải duy trì liên lạc với người báo tin và yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết theo các nội dung như sau:

+ Thời gian, vị trí (tọa độ hoặc khu vực) xảy ra tai nạn; trong trường hợp người dân không xác định được tọa độ thì đề nghị xác định phương hướng và khoảng cách tại nơi xảy ra tai nạn với địa danh trên đất liền (gần nơi bị nạn nhất).

+ Lý do bị nạn (gãy trục chân vịt, phá nước, bị phương tiện khác đâm va, gặp lốc xoáy, bị mắc cạn...).

+ Tên phương tiện, thuyền trưởng, số người trên phương tiện hoặc trên hàng đăng, sở - đáy.

+ Điều kiện thời tiết sóng, gió ở hiện trường; những việc chủ tàu hoặc người bị nạn đã thực hiện.

+ Tình trạng thực tế, hậu quả ban đầu (số người bị chết, mất tích, bị thương, số còn lại; số phương tiện bị chìm, hư hỏng, trôi dạt…).

+ Số điện thoại, địa chỉ của người báo tin, thuyền trưởng, chủ tàu, chủ hàng đăng, sở - đáy.

+ Đề nghị của chủ phương tiện, chủ hàng đăng, sở - đáy (cứu hộ hay cứu nạn).

b) Lưu thông tin:

Nội dung các thông tin yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được ghi nhận, lưu vào sổ trực của đơn vị, gồm:

- Số điện thoại, họ và tên của người yêu cầu cứu nạn, cứu hộ.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc gọi.

- Nội dung cuộc gọi.

- Các nội dung khác (nếu có).

2. Chuyển tiếp thông tin:

Các đơn vị chức năng thực hiện đúng theo Điều 4, Chương II Quy trình kèm theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2014 Ủy ban nhân dân Thành phố.

3. Xử lý thông tin:

a) Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố (đơn vị quản lý đầu số điện thoại 114):

- Khi nhận được thông tin báo nạn (từ người bị nạn hay của cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân), cán bộ trực Tổng Đài báo cáo cho Lãnh đạo Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố theo quy định; đồng thời phân tích, xác minh nguồn tin, phối hợp với lực lượng chức năng có nhiệm vụ chủ trì tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong khu vực đó như Phòng Cảnh sát Đường thủy (Công an Thành phố), Cảng vụ Hàng hải Thành phố, Bộ đội Biên phòng Thành phố hoặc đơn vị, địa phương báo nạn xác minh nguồn tin hoặc xác minh ngay từ người báo nạn một cách nhanh chóng như khoản 1 (tiếp nhận, lưu thông tin).

- Thông tin vụ việc ban đầu ngay về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố. Nội dung thông tin chuyển tiếp được lưu trữ theo quy định tại khoản 1 (tiếp nhận, lưu thông tin).

- Duy trì liên lạc thường xuyên với người bị nạn để nắm chắc diễn biến tình hình tiếp theo và hướng dẫn, động viên người bị nạn tiến hành các bước tự xử lý ban đầu trong khi chờ các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đến.

- Trong quá trình xử lý các sự cố tai nạn, cứu nạn, cứu hộ cần định vị thuê bao di động bị nạn thì Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố phân tích thông tin yêu cầu cứu nạn, cứu hộ để ra quyết định cần định vị thuê bao di động phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ.

b) Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố:

- Khi nhận được thông tin báo nạn (từ người bị nạn hay của cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân), cán bộ trực ban báo cáo cho Lãnh đạo Văn phòng Ban, đồng thời phân tích, xác minh nguồn tin, phối hợp với lực lượng chức năng có nhiệm vụ chủ trì tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong khu vực đó như Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ trên sông (Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố), Phòng Cảnh sát Đường thủy (Công an Thành phố), Cảng vụ Hàng hải Thành phố, Bộ đội Biên phòng Thành phố hoặc đơn vị, địa phương báo nạn xác minh nguồn tin hoặc xác minh ngay từ người báo nạn nhanh chóng như khoản 1 (tiếp nhận, lưu thông tin).

- Sử dụng thiết bị nhắn tin qua máy vi tính, fax, điện thoại để thông báo, báo cáo ngay cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo thứ tự: Trưởng ban, Phó ban, thành viên phụ trách địa bàn nơi xảy ra sự cố, các thành viên còn lại. Tất cả các thông tin fax, điện thoại, tin nhắn gửi đi và thông tin phản hồi của các đơn vị phải được ghi nhận, sao lưu vào hệ thống của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo quy định.

- Trong quá trình xử lý các sự cố tai nạn, cứu nạn, cứu hộ cần định vị thuê bao di động bị nạn thì Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố phân tích thông tin yêu cầu cứu nạn, cứu hộ để ra quyết định cần định vị thuê bao di động phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ.

- Quá trình thực hiện nội dung báo cáo, vẫn phải duy trì liên lạc thường xuyên với người bị nạn để nắm chắc diễn biến tình hình tiếp theo và hướng dẫn động viên người bị nạn tiến hành các bước tự xử lý ban đầu trong khi chờ các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đến.

c) Các đơn vị trực thuộc Bộ đội Biên phòng Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn nơi xảy ra sự cố tai nạn:

- Khi nhận được thông tin báo nạn (từ người bị nạn hay của cơ quan, đơn vị, cá nhân), bằng mọi biện pháp phối hợp với các lực lượng, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị gần khu vực xảy ra tai nạn để xác minh nguồn tin, hoặc xác minh ngay từ người báo nạn một cách nhanh chóng như khoản 1 (tiếp nhận, lưu thông tin). Phân tích đánh giá tính xác thực nguồn tin, đánh dấu vị trí tọa độ trên bản đồ, hải đồ, hình thành ý định xử lý theo chức năng nhiệm vụ.

- Báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của địa phương và Chỉ huy cấp trên trực tiếp. Thông báo ngay cho các lực lượng có liên quan trong khu vực xảy ra tai nạn, theo thứ tự báo cho đơn vị chủ trì trước, đơn vị phối hợp sau, đơn vị ở gần nơi xảy ra tai nạn trước.

- Quá trình thực hiện nội dung báo cáo, vẫn phải duy trì liên lạc thường xuyên với người bị nạn để nắm chắc diễn biến tình hình tiếp theo và hướng dẫn động viên người bị nạn tiến hành các bước tự xử lý ban đầu trong khi chờ các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đến.

- Sử dụng hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn của đơn vị (điện thoại, vô tuyến điện sóng ngắn) thông báo, phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng tàu bị nạn để phát thông báo tai nạn, huy động những phương tiện đang hoạt động gần khu vực tham gia cứu nạn, hỗ trợ; thường xuyên duy trì và giữ vững liên lạc với tàu bị nạn; kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.

d) Các Sở, ban, ngành Thành phố:

Căn cứ vào tình hình thực tế của tai nạn, các lực lượng luôn trong trạng thái sẵn sàng chờ lệnh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố để cơ động đến hiện trường phối hợp với lực lượng tại chỗ xử lý tình huống.

đ) Các Doanh nghiệp thông tin di động:

Phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố thực hiện việc định vị thuê bao di động báo nạn theo Quy trình phối hợp về định vị thuê bao di động phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố.

* Xử lý tình huống

1. Hành động của các Đồn Biên phòng, Hải đội Biên phòng (thuộc Bộ đội Biên phòng Thành phố); Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ trên sông, Phòng Cứu nạn - Cứu hộ, các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy quận - huyện (thuộc Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố); Cảng vụ Hàng hải Thành phố:

a) Khi nhận được tin xảy ra sự cố phải báo cáo ngay cho lãnh đạo cấp trên trực tiếp về tình hình, vụ việc ban đầu.

b) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khu vực được phân công và điều kiện, khả năng cho phép, tham mưu cho cấp trên phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn quận - huyện điều động, huy động lực lượng, phương tiện ra tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; trường hợp vượt quá khả năng và không thuộc phạm vi địa bàn phụ trách phải kịp thời báo cáo lãnh đạo đề nghị Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố điều động lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; đồng thời sẵn sàng cơ động hỗ trợ khi có yêu cầu.

c) Tùy theo tính chất mức độ vụ việc, các đơn vị nếu độc lập thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình thì chủ động triển khai lực lượng phương tiện sẵn có hoặc huy động phương tiện người dân để kịp thời xử lý tình huống, đồng thời báo cáo ngay về cấp trên trực tiếp (chú ý phải có cán bộ đơn vị trên phương tiện huy động của người dân để hướng dẫn tìm kiếm cứu nạn và hiệp đồng với các lực lượng khác). Phát huy tối đa Phương châm 4 tại chỗ; tránh tư tưởng ỷ lại cấp trên; sử dụng mọi biện pháp tại chỗ, nếu vượt quá khả năng cho phép thì mới báo cáo cấp trên để giải quyết.

d) Khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, các đơn vị phải phối hợp với nhau để tổ chức tuần tra quan sát dọc các sông, vùng biển và trên bờ biển để phát hiện cứu nạn kịp thời những nạn nhân bị trôi dạt, phương tiện bị nạn.

đ) Phối hợp với lực lượng tại chỗ của quận - huyện, sẵn sàng mọi mặt thường trực tại bến, cảng, Bệnh viện, Trung tâm y tế, Hội Chữ thập đỏ để tiếp nhận, sơ cứu, chăm sóc y tế ban đầu, chuyển nạn nhân cần cấp cứu đến cơ sở y tế nơi gần nhất.

e) Bằng mọi biện pháp đảm bảo thông tin thông suốt tới các Tổ - Đội, các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn với Ủy ban nhân dân các quận - huyện nơi xảy ra tai nạn và các đơn vị, địa phương liên quan.

g) Trong điều kiện cho phép, chỉ huy các đơn vị phải tổ chức ghi hình ảnh về các hoạt động của lực lượng tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, vận chuyển nạn nhân, lai dắt phương tiện bị nạn vào bờ, đưa nạn nhân cấp cứu tại các bệnh viện, các trung tâm y tế... để làm tư liệu phục vụ công tác nghiệp vụ sau này.

h) Yêu cầu gia đình thuyền trưởng, chủ tàu có đơn trình báo hoặc đề nghị cứu hộ (công việc này chỉ huy các đơn vị phải tiến hành khẩn trương và song song với nhiệm vụ cứu hộ, lai dắt tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm của tình huống).

i) Bám sát và nắm chắc các tình huống cho đến khi kết thúc vụ việc. Tổng hợp, báo cáo cấp trên theo quy định.

2. Hành động của Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố:

a) Báo cáo ngay tình hình sự cố cho Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.

b) Nhanh chóng hội ý đánh giá nhận định tình hình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quyền cơ động, khẩn trương đến hiện trường.

c) Thành lập Đoàn công tác (có thể lập Sở Chỉ huy tiền phương tùy theo tính chất, mức độ vụ việc), trực tiếp đến hiện trường để kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, đồng thời tổ chức sử dụng lực lượng phương tiện thành các kíp tàu, ca nô, các tổ xung kích để ngay lập tức cơ động xử lý tình huống. Thành lập lực lượng thường trực cơ động, chốt chặn tại các vị trí xung yếu, an toàn thuận lợi cho việc cơ động để sẵn sàng ứng cứu.

d) Bố trí lực lượng, phương tiện thường trực tại bến, cầu cảng, bệnh viện trung tâm y tế, đồng thời phối hợp với các lực lượng khác để tiếp nhận, sơ cứu, chăm sóc y tế ban đầu, chuyển nạn nhân cần cấp cứu đến Trung tâm y tế, Bệnh viện gần nhất.

đ) Nếu ngoài khả năng được giao, tham mưu cho Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh các quân chủng như Hải quân, Không quân để đề nghị điều động lực lượng, phương tiện hỗ trợ.

e) Phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các quận - huyện và các lực lượng liên quan để xử lý vụ việc.

g) Sử dụng hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn của đơn vị (điện thoại, vô tuyến điện sóng ngắn) thông báo, phối hợp với Đài Thông tin Duyên hải Thành phố, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng tàu bị nạn để phát thông báo tai nạn, huy động những phương tiện đang hoạt động gần khu vực tham gia cứu nạn, hỗ trợ; thường xuyên duy trì và giữ vững liên lạc với tàu bị nạn; kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.

h) Tổ chức quay phim, chụp hình quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và tình hình diễn biến tại nơi xảy ra vụ việc, trên đường hành trình, tại bến cảng, cầu tàu, hoặc nơi tiếp nhận nạn nhân, cơ sở y tế làm tư liệu phục vụ công tác nghiệp vụ sau này.

i) Bám sát và nắm chắc các tình huống cho đến khi kết thúc vụ việc. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo quy định từ khi bắt đầu tới khi kết thúc sự vụ.

k) Trường hợp chưa tổ chức cơ động ra hiện trường nhưng qua hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn và qua báo cáo của đơn vị thuộc quyền phát hiện trên tàu bị nạn có người bị thương. Lệnh cho chỉ huy đơn vị tại chỗ:

- Cử Quân y, Lực lượng y tế chuyên trách phối hợp với Lực lượng Thông tin sử dụng máy trực canh tìm kiếm cứu nạn của đơn vị để thăm khám, hướng dẫn nạn nhân, những người trên tàu sơ cứu, điều trị ban đầu cho nạn nhân trong thời gian chờ lực lượng chuyên môn đến hỗ trợ, cấp cứu.

- Qua máy thông tin hướng dẫn thuyền trưởng đưa nạn nhân vào nơi gần nhất, có điều kiện để cấp cứu; duy trì liên lạc 24/24 giờ với đơn vị để xử lý các tình huống. Đồng thời thông báo ngay về Ủy ban nhân dân các quận - huyện để phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, giải quyết.

- Nếu vụ việc kéo dài thì hàng ngày báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố để tổng hợp, báo cáo cấp trên theo quy định, đồng thời cập nhật mọi diễn biến tình hình và thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.

- Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm.

3. Hành động của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các quận - huyện nơi xảy ra sự cố:

a) Khi nhận được tin báo nạn của các cơ quan đơn vị hoặc của cá nhân, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các quận - huyện hội ý nhanh đánh giá nhận định tình hình. Đồng thời, báo cáo ngay tình hình sự cố cho Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.

b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của địa phương và thông qua đơn vị chịu trách nhiệm chính trong nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn để giao nhiệm vụ cho các đơn vị cơ động ngay tới hiện trường.

c) Thành lập Đoàn công tác đến hiện trường để trực tiếp kiểm tra đôn đốc chỉ đạo các đơn vị, đồng thời tổ chức sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ thường trực sẵn sàng cơ động, chốt chặn tại các vị trí xung yếu, an toàn thuận lợi cho việc ứng cứu.

d) Bố trí lực lượng, phương tiện thường trực tại bến, cầu cảng, bệnh viện để tiếp nhận, sơ cứu, chăm sóc y tế ban đầu, chuyển nạn nhân cần cấp cứu đến Trung tâm y tế, Bệnh viện gần nhất.

đ) Nếu vụ việc vượt quá khả năng của lực lượng tại chỗ, báo cáo và tham mưu Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố điều động lực lượng, phương tiện hỗ trợ, giải quyết vụ việc. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan cơ động đến để xử lý vụ việc.

e) Chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể xã hội và huy động phương tiện, trang thiết bị, lực lượng trên địa bàn quận - huyện tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển, trên sông và tiếp nhận, sơ cứu người bị nạn; tiếp nhận, bảo vệ, quản lý phương tiện bị nạn tập kết tại quận - huyện; đồng thời sử dụng hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn (điện thoại, vô tuyến điện sóng ngắn) thông báo, phối hợp với Đài Thông tin duyên hải Thành phố, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng tàu bị nạn để phát thông báo tai nạn, huy động những phương tiện đang hoạt động gần khu vực, hoặc phương tiện đang neo đậu tại bến tham gia cứu nạn, hỗ trợ; thường xuyên duy trì và giữ vững liên lạc với tàu bị nạn; kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.

g) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khu vực được phân công, tham mưu cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố điều động, huy động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

h) Bám sát và nắm chắc các tình huống cho đến khi kết thúc vụ việc. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo quy định từ khi bắt đầu tới khi kết thúc vụ việc.

i) Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm.

4. Hành động của cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố:

a) Báo cáo ngay tình hình sự cố cho Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.

b) Nhanh chóng đánh giá nhận định tình hình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố; giao nhiệm vụ cho các đơn vị cơ động khẩn trương đến hiện trường.

c) Thành lập Đoàn công tác (có thể lập Sở Chỉ huy tiền phương tùy theo tính chất mức độ vụ việc), cử thành viên trực tiếp đến hiện trường kiểm tra đôn đốc chỉ đạo các đơn vị. Chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn quận - huyện thành lập lực lượng thường trực cơ động, chốt chặn tại các vị trí xung yếu, an toàn thuận lợi cho việc cơ động để sẵn sàng ứng cứu.

d) Chỉ đạo bố trí lực lượng, phương tiện thường trực tại bến, cầu cảng, bệnh viện đồng thời phối hợp với các lực lượng khác để tiếp nhận, sơ cứu, chăm sóc y tế ban đầu, chuyển nạn nhân cần cấp cứu đến Trung tâm y tế, Bệnh viện gần nhất.

đ) Trực tiếp chỉ huy điều hành các lực lượng của Thành phố cơ động đến phối hợp với lực lượng tại chỗ để xử lý vụ việc.

e) Thông báo cho các lực lượng chức năng liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong từng tình huống cụ thể để đề nghị phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố thông báo, hiệp đồng với Hải đoàn 18 Biên phòng để chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất, trang bị, quân y... sẵn sàng cơ động cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.

g) Tùy theo tình hình thực tế, nếu vụ việc vượt ngoài khả năng của Thành phố, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố, đồng thời soạn thảo văn bản đề nghị Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh các quân chủng như Hải quân, Không quân để điều động lực lượng, phương tiện hỗ trợ, giúp đỡ.

h) Tổng hợp, báo cáo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn theo quy định từ khi bắt đầu tới khi kết thúc sự vụ.

i) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nguyên nhân tai nạn.

k) Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm.

5. Hành động của lực lượng các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố cơ động đến:

a) Khi được lệnh điều động của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, nhanh chóng cơ động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đến hiện trường để hỗ trợ cho lực lượng tại chỗ.

b) Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phải hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng tại chỗ, đặc biệt là lực lượng chỉ huy hiện trường để nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

6. Hành động của các lực lượng hỗ trợ của Trung ương và các Tỉnh
giáp ranh:

a) Khi nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố và điều động của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan Trung ương: liên lạc trực tiếp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố để nắm chắc vị trí, tọa độ và nội dung đề nghị hỗ trợ.

b) Nhanh chóng cơ động lực lượng tới hiện trường, liên lạc với lực lượng tại chỗ của Thành phố để nghe thông báo tình hình thực tế và nhiệm vụ cần triển khai. Quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, thường xuyên giữ vững liên lạc với các lực lượng liên quan để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.

CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHỈ HUY, ĐIỀU HÀNH, PHỐI HỢP, TRỰC BAN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ

* Công tác tổ chức điều hành, chỉ huy, phối hợp

1. Tình huống nằm trong khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Lực lượng tại chỗ:

Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố giao cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển, trên sông và trong vùng nước cảng biển theo chức năng từng đơn vị.

2. Tình huống vượt quá khả năng của Lực lượng tại chỗ của Thành phố:

a) Thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; theo đó, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, điều phối mọi hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện liên quan và hiệp đồng với các lực lượng của Trung ương, các Tỉnh giáp ranh. Trong trường hợp Trưởng ban vắng mặt thì ủy quyền cho một Phó Trưởng ban thường trực phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn điều hành, chỉ huy.

b) Tình huống xảy ra tại các cửa sông khu vực huyện Cần Giờ và vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh, vùng biển thuộc các Tỉnh giáp ranh Thành phố khi có yêu cầu phối hợp, hỗ trợ: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố trực tiếp chỉ huy hiện trường.

c) Tình huống xảy ra tại các sông trên địa bàn Thành phố: Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố trực tiếp chỉ huy hiện trường.

d) Tình huống xảy ra trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận Thành phố: Cảng vụ Hàng hải Thành phố trực tiếp chỉ huy hiện trường.

3. Tình huống vượt ngoài khả năng ứng phó của Thành phố:

Thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn sẽ chủ trì, huy động lực lượng, phương tiện và chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, điều phối mọi hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng của Trung ương, Thành phố và các Tỉnh giáp ranh Thành phố.

4. Vị trí chỉ huy: tại hiện trường nơi xảy ra sự cố, tai nạn.

* Quy định trực chỉ huy, trực ban

1. Trực chỉ huy, trực ban thường xuyên:

Ở trạng thái thường xuyên, các Sở, ban, ngành Thành phố và địa phương tổ chức trực ban theo Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy định công tác trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố.

2. Trực chỉ huy, trực ban điều hành khi có tình huống:

a) Tại trụ sở các cơ quan, đơn vị:

- Tăng cường trực chỉ huy và trực ban đảm bảo chỉ huy chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

- Tăng cường nhân lực trực ban 24/24 giờ tại Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.

- Các đơn vị trong khu vực xảy ra tai nạn tổ chức trực 24/24 giờ.

b) Tại Sở Chỉ huy tiền phương:

- Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố luân phiên trực chỉ huy và bố trí trợ lý, chuyên viên chuyên trách trực ban tiếp nhận thông tin, truyền phát ý kiến chỉ đạo theo ngành dọc.

- Tùy theo tính chất, mức độ vụ việc, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập hệ thống thông tin tại chỗ và thông tin cơ động phục vụ cho lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố chỉ huy điều hành các lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

* Hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

1. Tổng Đài tiếp nhận thông tin cứu nạn, cứu hộ:

a) Tổng Đài điện thoại 114 thuộc Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố thực hiện tiếp nhận tất cả các thông tin cứu nạn, cứu hộ (từ nhân dân, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, các Tổng Đài khẩn cấp 113, 115), đồng thời thông báo kịp thời, chính xác cho các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

b) Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đảm bảo công tác phối hợp, xử lý, chuyển tiếp thông tin cứu nạn, cứu hộ giữa Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố với các lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Thành phố.

2. Hệ thống liên lạc tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ:

a) Bộ đội Biên phòng Thành phố:

Tổ chức các đài canh tại các đơn vị Biên phòng để tiếp, chuyển thông tin về thiên tai, công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các phương tiện hoạt động trên các tuyến biên giới biển đảo Việt Nam và trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó tổ chức 02 Đài Thông tin phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

- Sở Chỉ huy (189B, Cống Quỳnh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), tên gọi: Biên phòng Sài Gòn:

+ Số điện thoại trực ban tác chiến: (08) 39.252.624;

+ Số fax: (08) 39.254.700.

- Hải Đội 2 (Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh), tên gọi: Biên phòng Cần Giờ.

- Tần số hoạt động quy định: 9339 KHz (sóng ngày), 6973 KHz (sóng đêm). Máy vô tuyến điện tần số: 145.50 MHz.

- Trong điều kiện hoạt động thường xuyên: thời gian dùng sóng ngày từ 06h00 đến 17h59, đêm từ 18h00 đến 05h59; chế độ trực canh là 15 phút các đầu giờ.

b) Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố: Tổng Đài 114.

c) Cảng vụ Hàng hải Thành phố:

- Thông tin liên lạc: VHF kênh 16.

- Số điện thoại: (08) 39.404.151; 01234.091.111.

- Số fax: (08) 39.404.828.

d) Bộ Tư lệnh Thành phố:

- Tổ chức 02 Đài Thông tin QMAX phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

+ Sở Chỉ huy (291, Cách Mạng Tháng 8, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh), tên gọi: Hà Nội.

+ Ban Chỉ huy Quân sự Huyện Cần Giờ, tên gọi: Hà Nam.

- Tần số hoạt động quy định: 55.50 MHz (sóng chính), 55.75 MHz (sóng phụ). Trong điều kiện hoạt động thường xuyên: tổ chức trực canh 24/24 giờ.

- Số điện thoại trực ban: (08) 38.641.763.

- Số fax: (08) 38.656.234; 62 648 286.

đ) Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố:

- Số điện thoại: (08) 38.297.598.

- Số fax: (08) 38.232.742.

3. Hệ thống thông tin liên lạc bưu điện

 

Nguyên Ngân