Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư đô thị Tân Hiệp

Ngày 16/10/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 5075/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư đô thị Tân Hiệp, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn (quy hoạch sử dụng đất - kiến trúc - giao thông), cụ thể như sau:

* Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực quy hoạch:

Vị trí khu vực quy hoạch: thuộc xã Tân hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Giới hạn khu vực quy hoạch như sau:

+ Phía Đông - Nam:  giáp khu dân cư ngã ba Hồng Châu và khu dân cư nông thôn xã Tân Hiệp.

+ Phía Tây - Nam: giáp Quốc lộ 22.

+ Phía Bắc: giáp kênh An Hạ.

- Tổng diện tích khu vực quy hoạch: 290,18 ha.

- Tính chất của khu vực quy hoạch: khu dân cư đô thị, thương mại dịch vụ kết hợp du lịc giải trí.

* Thiết kế đô thị:

1. Nguyên tắc thiết kế đô thị:

- Khu vực quy hoạch nằm ở cửa ngõ phía Tây - Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, một địa bàn có vị trí quan trọng và thuận lợi cho sự phát triển, các tuyến giao thông chính đi qua như Quốc lộ 22, đường Vành đai 3 tạo cho khu vực có sự linh động, nối kết một cách thuận tiện với các khu vực trung tâm kế cận như huyện Củ Chi, tỉnh Tây Ninh, tình Bình Dương. Với điều kiện phát triển các không gian đặc trưng đô thị, nội dung thiết kế đô thị đề xuất được các giải pháp phù hợp với quá trình phát triển theo các nguyên tắc thiết kế như sau:

+ Phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Hóc Môn đã được phê duyệt.

+ Đảm bảo các tiêu chuẩn quy phạm của Nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật, công trình kiến trúc, công trình dịch vụ đô thị, cây xanh,… nhằm tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa và thẩm mỹ.

+ Căn cứ theo Thông tư số 06/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị làm cơ sở cho nội dung đề xuất thiết kế đô thị trong khu vực quy hoạch.

+ Đảm bảo các tiện ích cơ bản của đô thị, góp phần nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.

+ Xác lập và tạo lập các đặc trưng đô thị, hình thành môi trường sống và sinh hoạt than thiện với môi trường, có tính bền vững cao.

- Tổ chức kiến trúc trong thiết kế đô thị:

+ Những nguyên tắc, ý tưởng quan trọng chủ yếu làm nền tảng cho việc phát triển môi trường đô thị là việc phát triển đô thị cần phải được tiến hành theo phương cách mang lại lợi ích công cộng tối đa, sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi cho cư dân đô thị cần phải được xem xét như là vấn đề tiên quyết. Một đô thị được tính toán cự li bán kính đi bộ đến các khu công cộng cộng, bến xe, metro. Ngoài ra,  yếu tố ánh sáng, không khí và khu sân bãi ngoài trời cho công chúng là những mục tiêu nhất định.

+ Các đô thị tốt đều có những trung tâm dễ dàng nhận diện được ngay nhờ nét đặc trưng tiêu biểu là nhóm các kiểu kiến trúc cao nhất tập trung, tại các khu vực phát triển dày đặc và có hoạt động đô thị như các khu kinh doanh, các khu thương mại và các khu chung cư cao tầng,...

+ Khái niệm này là một trong số những nguyên tắc thiết kế đô thị quan trọng nhất được xem xét trong quy hoạch tổng thể khu dân cư đô thị Tân Hiệp.

- Mật độ khu phát triển:

+ Khu đô thị mới được thiết kế nhằm tập trung mật độ phát triển cao dọc theo hành lang giao thông vận tải (Quốc lộ 22, Vành đai 3, các trục đường chính).

+ Tùy theo mức độ xây phủ mặt bằng xây dựng, tầng cao kiến trúc trên mặt bằng có thể là 5 tầng nếu được xây phủ  từ 70 - 100% đất hay 10 tầng nếu được xây phủ từ 30 - 50% đất.

+ Mật độ khu phát triển dự kiến cho khu dân cư đô thị Tân Hiệp được bố trí từ mật độ cao đến mật độ thấp. Mật độ cao được tập trung dọc theo các trục đường thương mại tấp nập nhất. Mật độ thấp được bố trí tại vùng ven của đô thị. Khu phát triển ở vùng ven bờ sông có mật độ tương đối thấp hơn để bảo vệ môi trường thiên nhiên trong vùng.

- Xây phủ mặt bằng:

+ Khu dân cư đô thị Tân Hiệp sẽ là đô thị mang tính tập trung thu gọn, với những khu vực phát triển mật độ thấp. Việc phân bố khu phát triển theo quy hoạch và nhằm đạt hiệu quả trong việc sử dụng đất đai và các cơ sở hạ tầng đề xuất. Tỷ lệ xây phủ mặt bằng kết hợp với tỷ lệ diện tích mặt sàn xây dựng sẽ tác động tới bộ mặt cơ bản về độ cao của đô thị. Đô thị sẽ có đủ các mặt bằng không gian cây xanh cảnh quan tạo cho đô thị một môi trường thoải mái hấp dẫn và sinh động.

+ Các khu vực ven sông thường có mật độ xây dựng thấp như các khu biệt thự, công viên, khu tiện nghi công cộng và các trạm giao thông vận chuyển. Các kiến trúc trong khu vực này nên có tỷ lệ xây phủ mặt bằng nền thấp. Khu công viên, viện dưỡng lão sẽ có một tỷ lệ xây phủ mặt bằng bố trí theo kiểu tạo một môi trường công viên cây xanh. Các khu phát triển khác như khu công viên hồ cảnh quan có tỷ lệ xây phủ mặt bằng xây dựng thấp hơn các khu vực phố chính. Tạo cảnh quan cho khu phố này bằng các loại thực vật thiên nhiên thích nghi với khí hậu.

- Hợp khối kiến trúc:

+ Khu dọc tuyến Quốc lộ 22, Vành đai 3 và vòng xoay hoa thị là nơi cao và rộng nhất, những khu chức năng khác hoặc những vùng gần vòng xoay có thể thấp hơn. Những vùng gần các khu vực này có thể tạo ra hàng loạt mục đích sử dụng khác nhau như kinh doanh, thương mại, bán lẻ, nhà ở và những hình thức tương tự. Những khu vực có nhiều mục đích sử dụng như vậy không chỉ tạo cho đô thị có bộ mặt đặc thù mà còn phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của dân cư đô thị. Các khu này cũng giúp hình thành những khu vực dễ nhận thấy trong đô thị  dựa trên mục đích sử dụng.

+ Các mô thức phát triển đô thị tập trung được ưa chuộng hơn là những mô thức phát triển đô thị không có những trung tâm, hoạt động không tập trung nhưng lại rải rác ngẫu nhiên như vậy rất khó khăn và nặng nề để sinh sống và làm việc.

+ Để những vấn đề này được thực hiện, những khu phát triển xây dựng độc lập riêng lẻ phải được liên hệ lẫn nhau. Bằng cách làm như vậy, các kiểu kiến trúc xây dựng độc lập của đô thị tập hợp lại sẽ tạo nên hình ảnh đặc trưng của đô thị.

- Tỷ lệ diện tích mặt sàn, tầng cao kiến trúc:

+ Để đảm bảo các khu phát triển và các kiến trúc cao tầng được xây dựng và hình thành đúng theo hình mẫu cấu tc mong muốn, cần phải lập quy hoạch toàn diện tính mặt bằng xây dựng và tầng cao kiến trúc. Cách quy hoạch toàn diện này được sử dụng để hướng dẫn việc xây dựng cho từng dự án phát triển riêng, đồng thời giúp biết được  hình tượng của đô thị trước khi phân lô địa bàn tiến hành xây dựng phát triển.

+ Việc khống chế chiều cao tối đa và tối thiểu của kiến trúc sẽ được sử dụng để quản lý sự tập trung các khu phát triển độc lập riêng lẻ. Độ cao tối thiểu bảo đảm các khu vực tránh được sự phát triển chưa đúng mức. Trong khi độ cao tối đa sẽ ngăn ngừa sự phát triển quá mức ngoài sự kiểm soát, và sự phát triển chuyên tập trung cho các loại nhà cao tầng.

- Kiến trúc đặc trưng địa vật:

+ Các khu vực đặc biệt trong khu dân cư đô thị Tân Hiệp được thiết kế là nơi có vị thế thích hợp để bố trí các tầng kiến trúc đặc trưng địa vật. Đây là nơi dành cho các kiến trúc địa vật cao nhất hoặc các kiến trúc đặc trưng.

+ Các kiến trúc địa vật cao nhất được đặt tại những khu giao lộ quan trọng (Quốc lộ 22, đường Vành đai 3). Các cao ốc được bố trí trong những vị trí trung tâm của đô thị mới và sẽ dễ nhìn thấy từ những vị trí thuận tiện, cần phải được quan tâm để đảm bảo phát triển với chất lượng cao. Để thúc đẩy việc xây dựng, phát triển loại hình kiến trúc địa vật tại các địa điểm trên, điều cần thiết là phải áp dụng xây dựng phát triển theo tỷ lệ F.A.R bổ sung tại địa bàn chiến lược này cho các tầng cao kiến trúc.

+ Ngoài ra, những khu vực có vị thế nổi bật cũng được thiết kế bố trí các kiến trúc đặc trưng. Đây là địa điểm có tầm nhìn thuận lợi cho các kiến trúc cửa ngõ quan trọng hoặc các kiến trúc đặc biệt. Ví dụ như tại đường ven hồ, khu hỗn hợp hoặc cửa ngõ ra vào khu dân cư đô thị…, được quy hoạch bố trí các công trình công cộng đặc biệt với  kiến trúc độc đáo.

2. Các chỉ tiêu khống chế về khoảng lùi:

Với mạng lưới giao thông đa dạng và tầng bậc (nút giao hoa thị giữa Vành đai 3 và Quốc lộ 22, cầu vượt trên cao ở đường số 1), khu vực quy hoạch tổ chức không gian với các trục đường phù hợp với chức năng và đảm bảo an toàn khi lưu thông, hình thành đặc trưng cảnh quan và hình thái đô thị, các chỉ tiêu khống chế khoảng lùi cho từng tuyến đường như sau :

2.1. Quốc lộ 22:

Với chức năng quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh và là tuyến đường giao thông đối ngoại chính của khu vực quy hoạch, tuyến Quốc lộ 22 với dự kiến 8 làn xe có mật độ xe lưu thông lớn, tốc độ cao, kết nối khu vực đô thị trung tâm ra các đô thị vành đai như khu đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi. Để đảm bào hướng nhìn và an toàn cho phương tiện lưu thông khoảng lùi dọc theo tuyến Quốc lộ 22, được quy định như sau:

a. Đối với công trình thương mại dịch vụ:

- Khoảng lùi được xác định tối thiểu 6m tính từ chỉ giới đường đỏ Quốc lộ 22. Đảm bảo lộ giới của tuyến Quốc lộ 22 là 120m và khu vực nút giao hoa thị với R =  250m.

- Với công trình thương mại dịch vụ cao từ 6 tầng trở lên, phần đế từ tầng 1 đến tầng 5 có khoảng lùi 6m và từ tầng 6 trở lên có khoảng lùi tối thiểu 10m để tạo trục đường trên cao có tầm nhìn và không gian đảm bảo.

b. Đối với công trình nhà ở chung cư xây dựng mới:

Khoảng lùi đối với công trình nhà ở chung cư xây dựng mới nằm dọc tuyến Quốc lộ 22 có khoảng lùi tối thiểu 6m đối với phần đế và 10m đối với phần tháp. Không gian bên trong phạm vi khoảng lùi được tận dụng cho đường nội bộ và mảng xanh cách ly 2 bên tuyến Quốc lộ 22.

2.2. Đường Vành đai 3:

- Với chức năng kết nối khu dân cư đô thị Tân Hiệp với các khu đô thị lân cận, đường Vành đai 3 đi qua khu vực quy hoạch thạo nên sư đa dạng về giao thông. Là tuyến đường giao thông đối ngoại quan trọng của khu vực quy hoạch, nên đường Vành đai 3 sẽ hình thành nên các luồng giao thông đi qua khu vực và tạo sự đa dạng về không gian (nút giao hoa thị với Quốc lộ 22, cầu vượt với đường số 1)

- Khoảng lùi dọc theo tuyến đường Vành đai 3 được quy định như sau:

a. Đối với công trình thương mại dịch vụ:

- Khoảng lùi được xác định tối thiểu 6m tính từ chỉ giới đường đỏ Vành đai 3. Đảm bảo lộ giới của tuyến Vành đai 3 là 74,5m  và khu vực nút giao hoa thị với R=250m.

- Với công trình thương - mại dịch vụ cao từ 6 tầng trở lên, phần đế từ tầng 1 đến tầng 5 có khoảng lùi 6m và từ tầng 6 trở lên có khoảng lùi tối thiểu 10m để tạo trục đường trên cao có tầm nhìn và không gian đảm bảo.

b. Đối với công trình nhà ở chung cư xây dựng mới:

Khoảng lùi đối với công trình nhà ở chung cư xây dựng mới nằm dọc tuyến đường Vành đai 3 có khoảng lùi tối thiểu 6m đối với phần đế và 10m đối với phần tháp. Khuyến khích các công trình có khoảng lùi lớn, hình thành mảng xanh dọc 2 bên tuyến đường Vành đai 3.

2.3. Đường số 1:

- Với chức năng kết nối các đơn vị ở và các khu vực lân cận, là tuyến đường giao thông đối ngoại của khu vực , có nút giao thông khác cốt với đường Vành đai 3 (cầu vượt), đường số 1 có vị trí quan trọng trong hệ thông giao thông đối nội cũng như như đối ngoại của khu vực.

- Khoảng lùi dọc theo tuyến đường số 1 được quy định như sau:

Khoảng lùi đối với công trình nhà ở chung cư xây dựng mới nằm dọc tuyến đường số 1 có khoảng lùi tối thiểu 6m đối với phần đế và 10m đối với phần tháp. Đảm bảo lộ giới của tuyến đường là 25m phía đơn vị ở 1 và 45m phía đơn vị ở 2. Hình thành mảng xanh dọc 2 bên tuyến Số 1 cách ly giao thông và tiếng ồn.

2.4. Các tuyến đường giao thông khác:

- Các tuyến đường giao thông ngoài 3 tuyến đường đối ngoại chính là Quốc lộ 22, đường Vành đai 3, và đường số 1, khoảng lùi được quy định như sau:

+ Đối với các trung tâm thương mại - dịch vụ : khoảng lùi tối thiểu là 6m.

+ Đối với chung cư cao tầng: khoảng lùi tối thiểu là 6m.

+ Đối với nhà ở thấp tầng, công trình văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giáo dục: khoảng lùi tối thiểu là 4m.

- Không gian trong phạm vi khoảng lùi tổ chức các mảng xanh phù hợp với tầm nhìn của phương tiện lưu thông. Đối với chung cư và trung tâm thương mại, các công trình văn hóa, không gian này cần được thiết kế linh hoạt để phục vụ cho người đi bộ và gia tăng hoạt động của con người trong khu vực.

3. Thiết kế cảnh quan trong không gian đô thị:

3.1. Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:

Khai thác tối đa các loại hình chức năng đô thị trong khu vực quy hoạch để tạo sự đa dạng trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị cũng như hình thành nên sự đặc trưng. Việc tổ chức các hình khối nhiều loại hình khác nhau tạo yếu tố linh hoạt về không gian, tầng cao, khoảng lùi, độ che phủ, màu sắc và hệ số sử dụng đất.

3.2. Tổ chức các trục cảnh quan đô thị:

- Hình thành các trục cảnh quan đặc trưng, sôi nổi, tạo sự đặc sắc cho khu vực quy hoạch:

+ Trục cảnh quan đường A17 lộ giới 40m với trung tâm là khu hỗn hợp của khu đô thị .

+ Trục cảnh quan đường A1 ven kênh Xáng, lộ giới 20m.

+ Phát triển hệ thống giao thông đối nội và các trục cảnh quan một cách liên tục.

- Các công trình trên  các trục cảnh quan chính được quy định như sau:

+ Các mặt tiền công trình có khối nhô ra nhỏ hơn 2m, hình thức nhẹ nhàng, không cầu kỳ, phức tạp, hài hòa với cảnh quan khu vực.

+ Khoảng lùi công trình đảm bảo các chỉ tiêu đã nêu ở phần trên.

+ Chiều cao mặt đứng công trình phù hợp với tầm nhìn con người.

+ Cây xanh đường phố có đỉnh sinh trường không quá 20m.

3.3. Thiết kế đô thị các công trình điểm nhấn:

- Thiết lập hệ thống các công trình điểm nhấn là giải pháp để thu hút sự chú ý, khẳng định vị thế của khu vực. Các công trình biểu tượng và điểm nhấn là công  trình tượng đài, công trình cao tầng, công trình văn hóa (cung văn hóa - bảo tàng),… các công trình có giá trị cảnh quan đặc biệt, đặt tại vị trí chiến lược để có sự tập trung về tầm nhìn hoặc từ nhiều phía, như khu vực hồ cảnh quan, quảng trường, các không gian mở lớn…

- Tổ chức các công trình điểm nhấn tại các vị trí như:  nút giao hoa thị giữa đường Vành đai 3 và Quốc lộ 22; đặt các biểu tượng, tượng đài tại các mảng xanh ở các nút giao thông đối nội, trục cảnh quan khu vực là cần thiết. Các công trình điểm nhấn phải có giá trị cao về mặt thẩm mỹ, kiến trúc và văn hóa.

3.4. Thiết kế các công trình biểu tượng:

- Hình thành biểu tượng cửa ngõ của khu vực quy hoạch bởi hình tượng tháp quan sát, vừa có chức năng hình ảnh đô thị, bên cạnh đó chức năng chính là hệ thống đèn chiếu sáng nút giao thông. Và trên thân của biểu tượng được trang trí đèn nhằm tạo sự đặc trưng thu hút cho các phương tiên lưu thông trên tuyến Quốc lộ 22, đường Vành đai 3 từ xa.

- Thiết kế công trình như cổng chào với kiến trúc hiện đại, kết hợp với bản sắc địa phương tại lối vào trục cảnh quan đường A17, tạo điểm nhấn, thu hút sự chú ý, sinh động cho đô thị. 

3.5. Tổ chức mảng xanh đô thị:

- Khai thác các không gian rỗng cho mảng xanh, đường dạo tạo nên tính bền vững và môi trường thân thiện là một trong những tiêu chí để hình thành nên bản sắc đô thị. Với cây xanh mật độ cao, cùng với trung tâm của khu vực quy hoạch được bố trí công viên, hồ cảnh quan kết hợp với các công trình văn hóa lân cận càng làm cho khu vực có thêm nhiều điểm thu hút. Các công trình kiến trúc khai thác phần mái cho các mảng cỏ và cây bụi, tạo ra môi trường thiên nhiên bên trong công trình, vừa đảm bảo chức năng riêng của từng công trình, vừa đem lại hiệu quả về môi trường.

- Khai thác cảnh quan ven kênh Xáng, các hồ cảnh quan hình thành công viên ven kênh, đường dạo,… tạo mảng xanh lớn mang đến bản sắc đô thị, gần gũi thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan khu vực.

3.6. Thiết kế đô thị trong hình thái kiến trúc chủ đạo:

a. Công trình thương mại - dịch vụ:

Công trình thương mại - dịch vụ là khu vực tập trung con người đông đúc, và cũng là điểm thu hút dân cư bên ngoài, do vậy việc xây dựng các công trình phải có tính thẩm mỹ cao, vừa đặc trưng, vừa hiện đại để thu hút hoạt động kinh doanh, tạo hình ảnh đô thị đặc trưng.

+ Khoảng lùi tối thiểu: 6 m.

+ Hình thức kiến trúc: loại hình kiến trúc hiện đại, hình khối đơn giản, nhẹ nhàng tạo sự chuyển tiếp trong không gian chung của đô thị cũng như khu vực lân cận.

+ Tầng cao công trình: tầng cao tối đa từ 5 - 30 tầng, chiều cao từ 3,2m - 4,2 m.

+ Màu sắc công trình: với gam màu lạnh, nhấn màu nhẹ nhàng, cần tạo sự hài hòa và phù hợp với cảnh quan khu vực xung quanh.

+ Vật liệu xây dựng: sử dụng vật liệu hiện đại, mức độ tiêu hao năng lượng thấp.

b. Công trình nhà ở chung cư:

Nhà ở chung cư đáp ứng nhu cầu chính cho dân cư khu vực quy hoạch, do vậy việc lựa chọn hình thức kiến trúc phải tạo sự thoải mái cho con người, không quá cầu kỳ, nhưng vẫn phải đảm bảo tiện nghi vốn có.

+ Khoảng lùi tối thiểu: 6 m.

+ Hình thức kiến trúc: hình thức kiến trúc Á Đông, mang bản sắc khu vực, vừa có nét đặc trưng, vừa có nét hiện đại, hài hòa với không gian chung của đô thị cũng như khu vực lân cận.

+ Tầng cao công trình: tầng cao tối đa từ 4 - 20 tầng, chiều cao từ 3,2m - 4,2 m.

+ Màu sắc công trình: với gam màu lạnh, nhấn màu nhẹ nhàng, tạo sự hài hòa và phù hợp với cảnh quan khu vực xung quanh.

+ Vật liệu xây dựng: sử dụng vật liệu hiện đại, mức độ tiêu hao năng lượng thấp, phù hợp với cảnh quan khu vực.

c. Công trình hành chính, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao:

+ Khoảng lùi tối thiểu là 4 m.

+ Hình thức kiến trúc: loại hình kiến trúc đặc trưng, mang bản sắc đô thị, tạo sự khác biệt nhưng vẫn hài hòa trong quần thể kiến trúc chung của toàn đô thị.

+ Tầng cao công trình: tầng cao tối đa từ 4 tầng, chiều cao từ 3,2m - 4,2 m.

+ Màu sắc công trình: với màu sắc nhẹ nhàng, tạo các điểm nhấn màu trên các mặt đứng chính của công trình, hài hòa với cảnh quan khu vực quy hoạch.

+ Vật liệu xây dựng: các vật liệu thân thiện với môi trường, mang bản sắc địa phương.

4. Thiết kế tiện ích đô thị:

4.1. Nguyên tắc thiết kế chung:

- Vỉa hè, thảm thực vật, đồ trang trí, ánh sáng và các vật liệu được đan cài với bản sắc độc đáo về văn hóa và lịch sử của Thành phố. Các đối tượng thành phần được đề xuất cũng theo một tiêu chuẩn cụ thể nhằm tạo nên sự cân bằng, hài hòa của toàn bộ đường phố.

- Không gian mở đô thị cộng đồng.

- Xây dựng một đô thị phục vụ cho mọi thành viên trong cộng đồng. Việc thiết kế cần quan tâm đáp ứng được nhu cầu cụ thể của từng thành viên bao gồm cả những yêu cầu đặc biệt dành cho người khuyết tật, người mù, người đi xe lăn. Phương án thiết kế cần thực hiện theo các giải pháp sau:

a. Chỉ tiêu không gian đô thị:

- Vỉa hè nên có chiều rộng tối thiểu là 3m, chiều cao thoáng đến 2,2m .Vỉa hè dốc dọc không quá 6% và dốc ngang không quá 1,5%. Độ cao mặt hè so với mặt đường không quá 12cm, có đường dành riêng cho người khuyết tật, người mù, người đi xe lăn. Với loại gạch lát có gờ màu vàng.

- Tại các vị trí qua đường cần sử dụng loại bó vỉa vát cạnh. Gạch lát tại vị trí này nên có màu tương phản, không trơn trượt, được lát đồng đều thành một dải như một vị trí đánh dấu trên vỉa hè, có độ dốc vừa phải dành cho xe lăn.

- Vị trí các điểm qua đường cần nghiên cứu để tránh ảnh hưởng đến giao thông.

- Cây xanh vỉa hè cũng cần phải bố trí hợp lý.

- Bậc thang phải có bề ngang tối thiểu 2m, số bậc từ 3 đến 12 bậc. Bề rộng bậc tối thiểu 35cm và chiều cao bậc tối đa 15cm, kế bên phải có ram dốc dành cho xe lăn.

- Độ dốc tối đa của ram dốc là 8%, rộng tối đa là 2m và dài tối đa là 10m.

- Cả bậc thang và ram dốc phải được bao quanh bởi tay vịn.

b. Tiêu chí trang trí không gian mở đô thị:

- Vật trang trí không được cản trở giao thông trên vỉa hè hoặc làm khuất tầm nhìn.

- Các tiện ích phải được đặt phù hợp sao cho người khuyết tật cũng có thể tiếp cận và sử dụng dễ dàng.

- Ghế ngồi có chiều cao từ 40 - 50cm.

- Thùng chứa rác đặt hợp lý.

- Điểm chờ xe bus phải có mái che và không được khuất tầm nhìn, kiến trúc đơn giản.

- Đèn giao thông (có tín hiệu, âm thanh) các biển báo phải đặt nơi dễ nhìn.

4.2. Lát vỉa hè, nền đường:

- Cần hướng tới mô hình quy hoạch đường phố thân thiện với người đi bộ. Là một phần của thiết kế cảnh quan, mẫu mã vỉa hè được thiết kế thích hợp với kiến trúc và cảnh quan đô thị.

- Các mẫu mã được sử dụng hiện nay là mẫu vỉa hè các công trình chính trong Thành phố. Những mẫu mã vỉa hè này được chọn để phản ánh kiến trúc của các công trình này và phù hợp với cảnh quan đô thị xung quanh. Các nguyên tắc thiết kế xác định như sau:

+Tạo những không gian công cộng an toàn, thoải mái và mang tính thẩm mỹ cao cho mọi người vào ban ngày và kể cả ban đêm.

+ Đảm bảo tính thông suốt và định hướng giữa các không gian, đảm bảo tính kết nối và liên tục của không gian công cộng với các không gian công cộng khác.

+ Hình thức thiết kế đơn giản và phù hợp với môi trường xung quanh.

+ Đảm bảo độ bền vật liệu cao và khả năng bảo trì sữa chữa dễ dàng. Tạo ra môi trường sinh thái mới làm đối trọng với các vấn đề sinh thái đô thị vĩ mô.

+Sử dụng vật liệu vỉa hè chống mốc, trượt.

+ Sử dụng vật liệu địa phương để giảm chi phí và năng lượng trong sinh hoạt, sản xuất.

+ Sử dụng các bề mặt cho phép thấm nước.

+ Sử dụng bề mặt có màu sắc sáng để giảm hiệu ứng đảo nhiệt.

 Sử dụng hình mẫu thiết kế gần gũi với bản sắc văn hóa Việt Nam.

4.3. Chiếu sáng đô thị:

Chiếu sáng đô thị là một trong những nhân tố quan trọng giúp nâng cao giá trị đặc trưng khu vực về đêm, làm nổi bật các điểm nhấn và công trình kiến trúc, các cảnh quan riêng biệt. Do vậy, trong quá trình xây dựng đô thị theo quy hoạch cần phải quan tâm đến yếu tố này một cách sâu sắc theo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo không gian chiếu sáng thoải mái, đồng nhất, màu sắc hài hòa.

+ Hình thành nên một bản sắc đô thị vào buổi tối, khuyến khích hoạt động giao lưu và tạo bản sắc cho không gian như công viên trung tâm, hồ cảnh quan, khu trung tâm thương mại - dịch vụ.

+ Phù hợp với ngôn ngữ không gian kiến trúc công trình xung quanh.

+ Tiết kiệm năng lượng, hiệu qua, chi phí bảo trì thấp.

+ Tầm nhìn dài hạn : 30 - 50 năm.

* Quy hoạch giao thông đô thị:

+ Tuyến Quốc lộ 22                   : Lộ giới 120 m.

+ Tuyến Vành đai 3                   : Lộ giới 74,5 m.

 

 

Lam Điền