Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Quy định về quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố

Ngày 20/3/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1340/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, cụ thể như sau:

* Quy định về quy mô diện tích, dân số toàn đô thị:

1. Quy định về quy mô diện tích đất xây dựng

-    Tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố là 2.095,5 km2, đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng 90.000 - 100.000 ha, trong đó khu vực nội thành khoảng 49.000 ha và khu vực ngoại thành khoảng 40.000 - 50.000 ha.

-    Những quy định về sử dụng đất trong Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thành phố và Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố là cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn Thành phố.

-    Đất xây dựng sẽ được phát triển theo từng thời kỳ 2010-2015, 2015-2025 và được tiến hành cắm mốc để quản lý. Tiến hành cắm mốc các ranh giới phát triển đô thị trung tâm, các đô thị mới, hành lang xanh và vùng cảnh quan tự nhiên. Đất chưa xây dựng sẽ được Thành phố cắm mốc xác định ranh giới diện tích để quản lý, trong quá trình phát triển chưa khai thác đến vẫn được sử dụng như hiện trạng tránh xáo trộn về công ăn việc làm, ảnh hưởng an sinh xã hội.

-    Các bước quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết sau quy hoạch chung này, theo hướng dẫn Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng sẽ cụ thể quy định quản lý về quy mô diện tích đất xây dựng.

2. Quy định về phân bố dân số:

-    Đồ án quy định quản lý dân số toàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 khoảng 10 triệu người (không kể khách vãng lai và tạm trú dưới 6 tháng khoảng 2,5 triệu người). Trong đó dân số đô thị là khoảng 9,5 triệu người và dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu người.

-    Dân số khu vực nội thành khoảng 7,0 - 7,4 triệu người;

-    Dân số ngoại thành khoảng 2,6 - 3,0 triệu người (trong đó dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu người).

 

* Quy định chung về kiểm soát phát triển không gian Thành phố

1. Quản lý theo mô hình phát triển và các chỉ tiêu chính:

1.1. Mô hình phát triển Thành phố: Thành phố phát triển theo mô hình tập trung - đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực phát triển, cụ thể:

-    Phát triển Thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp Thành phố tại bốn hướng phát triển;

-    Phát triển Thành phố với hai hướng chính là: hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là: hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam;

-    Không phát triển đô thị vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh và Củ Chi;

-    Phát triển đô thị gắn với mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh.

1.2. Các chỉ tiêu chính:

- Khu vực nội thành hiện hữu: đất xây dựng đô thị: 31,6 m2/người; đất ở: 13,1 m2/người; đất cây xanh: 2,4 m2/người; đất công trình công cộng: 2,9 m2/người;

- Khu vực nội thành phát triển mới: đất xây dựng đô thị: 104 m2/người; đất ở: 38,4 m2/người; đất cây xanh: 7,1 m2/người; đất công trình công cộng: 4,6 m2/người;

- Khu vực đô thị tại các huyện ngoại thành: đất xây dựng đô thị: 110 m2/người; đất ở: 50m2/người; đất cây xanh: 12 m2/người; đất công trình công cộng: 5 m2/người.

2. Quản lý theo hướng phát triển không gian của Thành phố:

-    Khu đô thị trung tâm của Thành phố là khu vực nội thành hiện hữu, khu đô thị mới Thủ Thiêm và mở rộng phát triển theo các hướng như sau:

+ Hướng chính phía Đông: hành lang phát triển là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và dọc tuyến xa lộ Hà Nội phát triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị;

+ Hướng chính phía Nam: hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ với điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt, nhiều sông rạch, có khả năng phát triển về quỹ đất đô thị và điều kiện phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu thoát nước của Thành phố;

+ Hướng phụ phía Tây - Bắc: hành lang phát triển là tuyến quốc lộ 22 (xa lộ Xuyên Á) với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, phát triển các khu đô thị mới, hiện đại đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

+ Hướng phụ phía Tây, Tây - Nam: hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh với điều kiện địa chất thủy văn không thuận lợi, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị có giới hạn; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu, thoát nước của Thành phố.

-   Thành phố được phân vùng phát triển bao gồm:

+ Vùng phát triển đô thị gồm 13 quận nội thành hiện hữu và 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các khu đô thị mới phát triển;

+ Vùng phát triển công nghiệp được phát triển tại các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè;

+ Vùng sinh thái, du lịch được phát triển dọc theo sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, khu sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ…;

+ Vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái được phát triển tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ;

+ Các khu dân cư nông thôn được phát triển tại xã Bình Mỹ, Hòa Phú, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Thái Mỹ, Trung An, Phú Mỹ Hưng, Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông, An Phú, Phạm Văn Cội, Nhuận Đức thuộc huyện Củ Chi; xã Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn, Tân Hiệp, Đông Thạnh, Nhị Bình, Bà Điểm, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông thuộc huyện Hóc Môn; xã Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Tân Nhựt, Quy Đức, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Tân Quy Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B thuộc huyện Bình Chánh; phía Tây xã Phước Lộc và Nhơn Đức huyện Nhà Bè; xã Bình Khánh, Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ;

+ Vùng bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt gồm vùng bảo tồn và phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng đặc dụng phòng hộ tại huyện Củ Chi, Bình Chánh.

4. Quy định chung về phát triển hạ tầng xã hội:

4.1. Đối với nhà ở:

-    Đến năm 2015 phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 17 m²/người, năm 2020 là 20 m²/người và đến năm 2025 phấn đấu đạt 22,4 m²/ người.

-    Khu vực nội thành cũ tập trung cải tạo, nâng chất lượng; bảo tồn các khu nhà ở có giá trị lịch sử, văn hóa. Xây dựng các giải pháp, cơ chế chính sách đồng bộ theo kinh tế thị trường có định hướng nhằm khuyến khích quá trình giảm mật độ dân số.

-    Khu đô thị mới: Phát triển nhà ở theo dự án quy mô lớn, đảm bảo đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và không gian ngầm. Ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án có quy mô lớn từ 500 ha trở lên trong các khu đô thị mới.

-    Đối với nhà ở nông thôn: Phát triển nhà ở đồng bộ gắn với quy hoạch các điểm dân cư nông thôn tập trung. Hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà ở nông thôn cũng như các hướng dẫn thực hiện; Bảo tồn tôn tạo kiến trúc nhà ở truyền thống; Nghiên cứu phát triển các mẫu nhà ở mới phù hợp với điều kiện sản xuất, ứng phó được với thiên tai.

-    Kiến trúc nhà ở phát triển theo xu hướng kiến trúc xanh, hài hòa với thiên nhiên, nhằm tiết kiệm năng lượng và đảm bảo sức khỏe con người, không làm giảm tính tiện nghi và thẩm mỹ nghệ thuật trong không gian sống của người đô thị.

-    Nâng cao chất lượng xây dựng nhà ở: Giảm tỷ lệ nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố và chấm dứt dạng nhà đơn sơ, tăng tỷ lệ nhà kiên cố lên 30% trong các loại nhà ở đô thị vào năm 2015, 40% vào năm 2020 và đến năm 2025 tỷ lệ nhà kiến cố đạt 50% trong tổng số quỹ nhà.

4.2. Đối với hệ thống các trung tâm:

-    Trung tâm tổng hợp chính của Thành phố tại khu nội thành cũ trên địa bàn Quận 1, Quận 3 và một phần Quận 4, Bình Thạnh có quy mô 930 ha, mở rộng Trung tâm tổng hợp chính mới sang khu Thủ Thiêm, Quận 2 có diện tích 737 ha;

-    Các trung tâm cấp Thành phố bố trí theo bốn hướng: phía Đông tại phường Long Trường, Quận 9 giáp với trục cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây có diện tích khoảng 280 ha; phía Nam thuộc khu A của đô thị mới Nam Thành phố có diện tích khoảng 110 ha; phía Bắc thuộc khu đô thị mới Tây - Bắc có diện tích khoảng 500 ha; phía Tây khu vực giáp quốc lộ 1 thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 200 ha.

-    Các trung tâm khu vực: phía Bắc tại huyện Hóc Môn có diện tích khoảng 50 ha và phía Nam tại huyện Nhà Bè có diện tích khoảng 50 ha.

4.3. Đối với mạng lưới hành chính:

-    Phát triển mạng lưới hành chính phù hợp với yêu cầu và xu hướng phát triển tổ chức hành chính mới và định hướng phát triển của Thành phố.

-    Các cơ quan hành chính cấp Thành phố: Giữ nguyên vị trí trung tâm hành chính tại khu vực quận 1.

4.4. Đối với mạng lưới giáo dục, đào tạo:

-    Xây dựng Thành phố thành một trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới, quan tâm phát triển nhanh và bền vững, ở tất cả các cấp học.

-    Đối với Hệ giáo dục cao đẳng và đại học: Di dời quy mô đào tạo tập trung tại khu vực nội thành cũ ra các khu Trung tâm đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học, khu Đại học quốc gia Thành phố. Bố trí thêm các trung tâm ở các khu vực, như sau:

+     Ở phía Nam: trong Khu đô thị Nam Thành phố có diện tích khoảng 130 ha và ở huyện Nhà Bè có diện tích khoảng 115 ha;

+     Ở phía Tây thuộc huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 500 ha;

+     Ở phía Đông tại quận 9 có diện tích khoảng 200 ha; 

+     Ở phía Bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn có diện tích khoảng 600 ha.

Các khu đào tạo tập trung với hệ thống hạ tầng đồng bộ đáp ứng nhu cầu đào tạo đại học trong thời đại mới.

-        Đối với Hệ thống giáo dục phổ thông, mầm non: Xây dựng hệ thống các trường phổ thông, mầm non đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục toàn diện.

+     Khu vực nội thành cũ, ngoài việc cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất các trường hiện có, tăng cường diện tích xây dựng trường thông qua các dự án tái đầu tư quỹ đất từ cải tạo khu chung cư cũ, chuyển đổi chức năng các cơ sở công nghiệp, kho, các trụ sở cơ quan...

+     Khu đô thị mới, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí quỹ đất xây dựng trường học phổ thông theo tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện hành.

4.5. Đối với mạng lưới y tế

-    Xây dựng hệ thống y tế hiện đại, hoàn chỉnh và hiệu quả, phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao, đa dạng của người dân Thành phố và người dân các tỉnh lân cận mà còn phục vụ tốt nhu cầu chữa trị của người dân các nước trong khu vực. Trở thành trung tâm y tế chuyên sâu, dịch vụ chất lượng cao, một trong những trung tâm y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

-    Hệ thống bệnh viện và trung tâm y tế: phát triển xây dựng các bệnh viện đa khoa và chuyên ngành tại các khu vực sau:

+     Khu vực phía Đông trên địa bàn Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức có diện tích khoảng 65 ha;

+     Khu vực phía Nam trên địa bàn Quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ có diện tích khoảng 115 ha;

+     Khu vực phía Bắc trên địa bàn Quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi có diện tích khoảng 260 ha;

+     Khu vực phía Tây trên địa bàn quận Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 140 ha.

Bên cạnh phát triển các bệnh viện, xây dựng mô hình viện - trường và các trung tâm nghiên cứu kết hợp thực nghiệm y - dược.

4.6. Đối với mạng lưới văn hóa:

-   Xây dựng Thành phố thành một trung tâm văn hóa lớn của cả nước và khu vực. Kế thừa văn hóa truyền thống và giao lưu quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

-   Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và các giá trị văn hóa tinh thần mang nét đặc trưng của người Việt và của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

-    Phát triển mạnh các ngành văn hóa giải trí, kết hợp với du lịch, xây dựng Thành phố thành một trung tâm du lịch nhiều loại hình của cả nước và khu vực.

4.7. Đối với mạng lưới thể dục thể thao

-   Với vai trò là trung tâm thể thao lớn của cả nước, cần nâng cấp, xây dựng mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất thể dục thể thao. Xây dựng hệ thống các công trình thể dục thể thao có tầm cỡ quy mô lớn, làm tiền đề phát triển cơ sở vật chất cho ngành thể thao và đảm bảo đáp ứng cho mọi hoạt động thi đấu có quy mô mang tầm khu vực và quốc tế.

-   Xây dựng bổ sung, nâng cấp các công trình thể thao quận, huyện, sân thể thao xã, phường, đơn vị ở. Khai thác quỹ đất từ việc di chuyển các cơ sở công nghiệp trong khu vực nội thành cũ, ưu tiên cho công trình thể thao, công cộng, hạ tầng xã hội.

4.8. Đối với mạng lưới dịch vụ du lịch

Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm dịch vụ của cả nước và khu vực Đông Nam Á đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế theo hướng văn minh, hiện đại.

4.9. Đối với hệ thống các khu công viên, cây xanh, không gian mở, mặt nước

-    Đối với các quận nội thành cũ: giữ gìn, cải tạo các khu công viên, cây xanh hiện hữu có diện tích khoảng 200 ha. Tận dụng quỹ đất của các cơ cở công nghiệp phải di dời để phát triển thêm diện tích công viên, cây xanh có diện tích khoảng 250 ha;

-    Bảo vệ và quản lý tốt khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích khoảng 75.000 ha; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc địa bàn huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 1.500 ha, huyện Củ Chi có diện tích khoảng 2.250 ha;

-    Bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước kết hợp du lịch, giải trí dọc hai bên bờ sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Nhà Bè có diện tích khoảng 7.000 ha. Dải cây xanh dọc các sông lớn trên địa bàn các huyện, nhiều đoạn, nhiều điểm có chiều rộng lớn, với bề rộng từ 50-800m. Đầu tư để hình thành ba (03) tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết hợp với đất nông nghiệp bề rộng 2.000 - 3.000 m. Đất dự trữ, trồng cây xanh tạo không gian mở ở khu vực phía Bắc thuộc khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía Nam thuộc huyện Nhà Bè, Cần Giờ và phía Tây thuộc huyện Bình Chánh.

-    Không gian mặt nước: Khoanh phân khu kiểm soát phát triển, tạo ranh giới và khoảng cách đệm với các đô thị bằng không gian mở và không gian công cộng

4.10. Đối với mạng lưới công nghiệp:

-    Các xí nghiệp công nghiệp được phép tồn tại ở khu vực nội thành là các xí nghiệp đã được quy hoạch xác định, trong quá trình sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu an toàn phòng cháy nổ, không gây ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư xung quanh hoặc các xí nghiệp đã được xử lý làm sạch đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi thải ra ngoài khuôn viên của xí nghiệp.

-    Di dời các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành cũ, hạn chế phát triển công nghiệp trong khu vực nội thành phát triển; trong Thành phố không phát triển các cụm công nghiệp mới và có kế hoạch chuyển đổi các cụm công nghiệp lên khu công nghiệp;

-    Các khu công nghiệp mở rộng và hình thành mới, tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, hiện đại, có hàm lượng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông;

-    Các khu - cụm công nghiệp tập trung: tổng diện tích 8.792ha, trong đó gồm 1 khu công nghệ cao có diện tích 872 ha; 22 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có diện tích 6.242,5 ha và các cụm công nghiệp địa phương (cũ và mới) có diện tích 1.677,5 ha.

4.11. Đối với mạng lưới thương mại:

-           Định hướng phát triển Thành phố trở thành một trong những trung tâm kinh tế thương mại lớn của vùng, cả nước tham gia giao thương trong khu vực và quốc tế, hình thành một cấu trúc hợp lý các hệ thống và kênh phân phối trên địa bàn Thành phố nhằm phát triển hài hòa giữa thị trường thành thị và nông thôn giao thương trong vùng, giữa thương mại truyền thống và hiện đại;

-           Đẩy mạnh ứng dụng khoa học quản lý, công nghệ hiện đại vào các hoạt động thương mại; ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển thương mại điện tử nhằm nhanh chóng hội nhập quốc tế.

4.12. Đối với nông lâm ngư nghiệp:

Định hướng đến năm 2025, phát triển nông nghiệp gắn với hình thành hành lang xanh bảo vệ môi trường Thành phố. Ổn định quỹ đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, sử dụng hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm đáp ứng yêu cầu về nông sản, thực phẩm chất lượng cao cho Thành phố. Đất nông lâm nghiệp Thành phố là 80.500 ha chiếm 38,42%, trong đó đất nông nghiệp là 43.600 ha và đất lâm nghiệp 36.900 ha. Phân bố:

+         Khu vực nội thành mới (Quận 9, 12) là 1.315ha;

+         Khu vực ngọai thành là 79.185 ha, trong đó đất nông nghiệp 42.285 ha và lâm nghiệp 36.900 ha.

4.13. Đối với khu vực an ninh quốc phòng:

Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng an ninh đối với trong vùng và cả nước. Về quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất không chồng lấn hoặc đi qua các căn cứ quân sự quan trọng như: Căn cứ Trần Hưng Đạo, Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố Hồ Chí Minh, cảng hàng không Tân Sơn Nhất, các khu vực địa hình loại 1 thuộc Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 107/2002/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2002.

Các khu vực hạn chế việc định hướng phát triển không gian đô thị và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài ở một số khu vực như: Hướng Tây - Bắc: Dọc theo sông Sài Gòn về phía Tây khoảng 10 km từ cầu Bến Súc, huyện Củ Chi đến cầu Phú Long, quận 12 (thuộc một phần các xã An Phú, Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Trung An, Phú Hòa và Bình Mỹ thuộc huyện Củ Chi; các xã Nhị Bình, Đông Thạnh và Xuân Thới Thượng thuộc huyện Hóc Môn); Hướng Nam: Tuyến biển giữa (một phần xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ; các mũi đất nhô ra dọc theo sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè).

Với những dự án phát triển không gian đô thị về chiều cao sẽ thực hiện như Công văn số 3803/BQP ngày 28 tháng 7 năm 2007 của Bộ Quốc phòng về quản lý công trình xây dựng bảo đảm tĩnh không cho hoạt động bay, quản lý và bảo vệ vùng trời.

Trong khu vực đô thị hóa mật độ cao, tùy từng vị trí cụ thể có thể chuyển đổi thành đất phát triển đô thị. Trên cơ sở định hướng phát triển không gian mà quy hoạch chung đã xác định, các cơ quan hữu quan cần phải lập quy hoạch an ninh quốc phòng để bảo vệ cho Thành phố trong mọi tình huống.

4.14. Khu vực bảo tồn và cấm xây dựng:

-           Cấm xây dựng trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt (diện tích khoảng 33.000 ha) trong khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ diện tích khoảng 75.000 ha; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc địa bàn huyện Củ Chi diện tích khoảng 2.250 ha và huyện Bình Chánh diện tích khoảng 1.500 ha. Có thể xem xét, cho phép giới hạn việc xây dựng một số công trình có quy mô nhỏ để phục vụ an ninh quốc phòng, bảo vệ rừng, nghiên cứu sinh thái...; Các công trình xây dựng có kết cấu và vật liệu xây dựng hài hòa với cảnh quan tự nhiên, không làm phá vỡ môi trường sinh thái phù hợp với Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy chế quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

-           Cấm và hạn chế xây dựng trong các khu vực vành đai bảo vệ an toàn cảng hàng không Tân Sơn Nhất; các khu quốc phòng, an ninh;

-           Cấm xây dựng trong khu vực hành lang bảo vệ trên bờ sông, kênh rạch trên địa bàn Thành phố;

-           Hạn chế phát triển đô thị trong các khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp có chức năng kết hợp làm vành đai sinh thái của Thành phố.

 

* Quy định quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

-           Quy định dành quỹ đất cho giao thông đô thị đạt 20-24% diện tích đất xây dựng đô thị (trong đó giao thông tĩnh chiếm 1-2%). Phát triển các công trình giao thông ngầm, hệ thống đường trên cao, tăng diện tích giao thông tĩnh.

-           Quy định hệ thống các chỉ tiêu giao thông đô thị: Chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường tính đến đường chính khu vực: 4 - 6 km/km2; phát triển giao thông công cộng đáp ứng 30 - 50% nhu cầu đi lại.

-           Bảo vệ và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ thống nhất các loại hình giao thông vận tải đối ngoại như: Đường bộ; đường sắt; đường hàng không và đường thủy.

 

Nguyên Ngân