Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn Thành phố

Ngày 05/3/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1028/QĐ-UBND ban hành Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:

* Khu vực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

1. Vùng biển và ven biển Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Vùng sông và cửa sông Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Vùng ven biển thuộc các tỉnh giáp ranh thành phố khi có yêu cầu phối hợp, hỗ trợ.

* Địa điểm tập kết lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

1. Trạng thái thường xuyên:

a) Địa điểm:

- Tập kết lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ:

+ Cầu cảng Tắc Xuất (thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ);

+ Cầu cảng Đồng Hòa (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ);

+ Bến phà Nhà Bè (xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè).

- Tiếp nhận, sơ cấp cứu người bị nạn:

+ Bệnh viện huyện Cần Giờ (thị trấn Cần Thạnh);

+ Bệnh viện huyện Nhà Bè (xã Phước Kiển).

- Tiếp nhận tàu, thuyền bị nạn:

+ Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Đồng Đình (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ);

+ Cầu cảng Tắc Xuất (thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ);

+ Cầu cảng Đồng Hòa (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ);

+ Bến phà Bình Khánh (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ);

+ Bến phà Nhà Bè (xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè).

b) Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị: bao gồm lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư, trang cấp theo quy định của các đơn vị: Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Cảng Sài Gòn, Tân Cảng Sài Gòn, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cụ thể:

- Tàu và lực lượng biên chế trên tàu của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố: 04 chiếc (số đăng ký: BP 14-04-01, công suất 300CV; BP 14-04-02, công suất 365CV; BP 14-04-02A, công suất 425CV, BP 14-12-02, công suất 1.100CV).

- Tàu và lực lượng biên chế trên tàu của Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố: 02 chiếc (số đăng ký: CA 50-51-008, công suất 447CV; CA 50-04-14, công suất 1.770CV).

- Tàu và lực lượng biên chế trên tàu kiểm ngư của Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: 02 chiếc (số đăng ký: SG-2899-KN, công suất 385CV; SG- 9999-KN, công suất 145CV).

- Tàu kéo và lực lượng biên chế trên tàu kéo của Cảng Sài Gòn: 07 chiếc (số đăng ký: CSG 99, công suất 2.400CV; CSG 98, công suất 1.710CV; CSG 240, công suất 2.400CV; CSG 97, công suất 1.710CV; CSG 96, công suất 1.700CV; CSG 95, công suất 1.000CV; CSG 94, công suất 1.200CV).

- Tàu kéo và lực lượng biên chế trên tàu kéo của Tân Cảng Sài Gòn: 07 chiếc (số đăng ký: TC-01, công suất 1.342CV; TC-02, công suất 615CV; TC-04, công suất 1.200CV; TC-06, công suất 1.800CV; TC-08, công suất 1.200CV; TC-10, công suất 600CV; TC-12, công suất 2.520CV).

- Ca nô và lực lượng biên chế trên ca nô: 14 chiếc (05 ca nô của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, 03 ca nô của Bộ Tư lệnh Thành phố, 05 ca nô của Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố và 01 ca nô của Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản).

2. Trường hợp khẩn cấp:

Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn quận - huyện được quyền điều động lực lượng, trưng mua, trưng dụng phương tiện, trang thiết bị của các cơ quan, đơn vị và cá nhân hiện có trên địa bàn để bổ sung năng lực thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đạt kết quả cao nhất.

* Chủ tàu thuyền, thuyền trưởng và thuyền viên

1. Chấp hành tốt các quy định mua bảo hiểm cho người và tàu thuyền hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

2. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn, cứu nạn, hệ thống thông tin, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người và tàu thuyền theo tiêu chuẩn quy định; thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết và thực hiện đúng các hướng dẫn của cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động trên biển.

3. Tổ chức sản xuất theo tổ, đội để hỗ trợ, cứu giúp lẫn nhau khi xảy ra sự cố, tai nạn trên biển.

4. Khai báo đúng và đầy đủ tần số liên lạc của tàu, số lượng thuyền viên, ngư trường, tọa độ, vị trí khu vực hoạt động trên biển với đơn vị Bộ đội Biên phòng khi xuất bến.

5. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai phải chủ động báo cho Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vị trí, tọa độ tàu đang khai thác trên biển và chấp hành mọi sự điều động, hướng dẫn phòng, tránh của các cơ quan chức năng.

6. Chủ tàu, thuyền trưởng phải đảm bảo tàu thuyền đánh bắt thủy sản luôn ở trạng thái an toàn, có đầy đủ các trang thiết bị an toàn cho người và tàu thuyền (áo phao, phao cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc, đèn, còi, trang bị công cụ, thiết bị chống cháy, chống chìm…); khai báo chính xác tần số liên lạc của đài tàu với Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Đài Thông tin Duyên hải thành phố và Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú. Phải có đủ chứng chỉ chuyên môn (bằng thuyền trưởng, máy trưởng và số thuyền viên tàu cá phù hợp với từng nhóm tàu theo quy định).

7. Luôn mang theo danh bạ điện thoại, tần số thông tin cứu nạn, cấp cứu cần thiết; khuyến khích các chủ tàu đầu tư trang bị phao tự thổi.

* Người lái tàu cá và người làm việc trên tàu cá

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn cho người và tàu cá.

2. Phải trang bị hệ thống thông tin theo quy định tại tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để liên lạc giữa tàu và các cơ quan chức năng quản lý, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên bờ, khuyến khích trang bị máy vô tuyến, định vị vệ tinh.

3. Luôn mang theo radio, danh bạ điện thoại, tần số thông tin cứu hộ, cứu nạn.

4. Phải trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn ngành về phao, đèn, còi, trang bị công cụ, thiết bị chống cháy, chống chìm…

* Đảm bảo an toàn, cứu nạn, cứu hộ thường xuyên

1. Khi tàu cá bị nạn ở khu vực xa bờ thì thuyền trưởng liên lạc ngay cho các tàu gần nhất, đồng thời chủ tàu hoặc thuyền trưởng thông báo cho Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Đài Thông tin Duyên hải thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố và Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố để sẵn sàng tổ chức ứng cứu, phát tín hiệu và phối hợp ứng cứu khi cần thiết.

- Trường hợp tàu cá bị nạn ở khu vực gần bờ, khi phát hiện, tiếp nhận thông tin, cơ quan chỉ huy sử dụng tàu của Hải đội 2 - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, tàu kiểm ngư của Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để tổ chức cứu hộ, cứu nạn.

- Trường hợp tàu cá gặp sự cố xa bờ, tàu của các cơ quan tìm kiếm cứu nạn Thành phố không thể ra kịp thì khẩn trương gọi điện báo Ban Cứu nạn Quốc gia hoặc Trung tâm Cứu nạn vùng gần nhất hỗ trợ, ứng cứu.

2. Khi Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố nhận được điện báo cấp cứu, phải thông báo cho nhau và báo cáo ngay cho Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố để quyết định ngay biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm xử lý kịp thời việc cứu nạn, cứu hộ.

Trường hợp không định được vị trí tàu thuyền bị nạn, đơn vị nhận được tin báo về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông đóng trên địa bàn Thành phố để tổ chức triển khai thực hiện quy trình định vị thuê bao di động phục vụ cứu hộ, cứu nạn.

* Đảm bảo an toàn, cứu nạn, cứu hộ khi có áp thấp nhiệt đới, bão, thiên tai

- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản rà soát lại số lượng tàu thuyền, thuyền viên, tọa độ, vị trí đang hoạt động khai thác trên biển của các tàu khai thác xa bờ, thông báo cho thuyền trưởng các tàu tìm chỗ tránh, trú áp thấp nhiệt đới, bão, thiên tai an toàn, đối với các tàu đang di chuyển trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới, bão, thiên tai thì thông tin, hướng dẫn cho các tàu phương án tránh, trú bão tối ưu và báo cáo các cơ quan cấp trên hỗ trợ cứu nạn khi cần thiết.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố tổ chức bắn pháo hiệu theo đúng quy định báo bão cho các tàu thuyền đang khai thác ở tuyến lộng và tuyến bờ biết để khẩn trương vào đất liền trú ẩn an toàn.

- Trước khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố điều động lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đến các vị trí trực chiến để sẵn sàng triển khai phương án tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại và tổ chức công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn ngay sau bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai xảy ra.

- Trường hợp bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai gây tổn thất lớn về người và phương tiện tàu thuyền, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Bộ Tư lệnh Thành phố phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân quận - huyện điều động, trưng dụng tàu thuyền của ngư dân, tàu thuyền của các doanh nghiệp hiện có tại các bến gần nhất để cùng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo ngay để Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố quyết định.

* Quy định trực ban

- Tàu kiểm ngư của Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tàu, ca nô của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Trung tâm Cứu nạn hàng hải sẵn sàng điều động tàu khi có tín hiệu cứu nạn, cứu hộ.

- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức trực ban 24/24 giờ khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai, tần số trực canh: 44244; tên đài: “Chi cục”; địa chỉ: số 126H Phan Đăng Lưu, Phường 3, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh; số điện thoại: 083.9904.774 hoặc 0903.824.875 (Chi cục trưởng), 0903.635.460 (Chi cục phó); fax: 083.9901.598 hoặc 083.9904.774.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố tổ chức trực ban 24/24 giờ khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc sự cố được thông báo xảy ra, tần số: 9339 KHz (sóng ngày), 6973 (sóng đêm); tên đài: “Biên phòng Sài Gòn”, “Biên phòng Cần Giờ”, “Biên phòng Cần giờ I”, “Biên phòng Cần giờ II”, “Biên phòng Cần Giờ III”, địa chỉ: 189B Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; điện thoại: 083.8357.741 - 083.9252.624 hoặc 0903.858.707 (Phó Chỉ huy trưởng - Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh); fax: 08 39.254.700.

- Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tổ chức trực ban 24/24 giờ, tiếp nhận mọi thông tin cứu hộ, cứu nạn thông qua tổng đài 114 để triển khai thực hiện nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả.

 

Nguyên Ngân