Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Nhóm Công tác liên ngành thực hiện dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1582/QĐ-UBND về phê duyệt mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là K’= 2,5 lần của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi ven sông Sài Gòn đoạn từ sông Lu đến rạch Bà Bếp, huyện Củ Chi. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ cơ quan nước ngoài | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1564/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Củng cố, nâng cao năng lực và phát triển y tế huyện Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1562/QĐ-UBND về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1558/QĐ-UBND về việc công bố 01danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1556/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức Lễ hội Sông nước thành phố Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1545/QĐ-UBND về việc công bố 09 danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1543/QĐ-UBND về thành lập Ban chỉ đạo các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp năm học 2024 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. |

Đề án đưa nông dân đi học tập ở nước ngoài giai đoạn 2013 - 2018

Ngày 24/10/2013, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 5804/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án đưa nông dân đi học tập ở nước ngoài giai đoạn 2013 - 2018, cụ thể như sau:     

* Mục tiêu chung

- Góp phần thực hiện thành công Chương trình Nông thôn mới, Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp thông qua các giải pháp xúc tiến thương mại, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực lao động nông nghiệp có trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển nền nông nghiệp đô thị.

- Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, giúp nông nghiệp thành phố sớm áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới và phát triển thị trường tiêu thụ.

* Các hoạt động cụ thể

a) Xác định thị trường, đặc điểm mô hình cần học tập, lợi thế, tiềm năng, cơ hội hợp tác, gắn kết với ngành nông nghiệp thành phố.

b) Xem xét lựa chọn quốc gia, các đối tác, cơ sở nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp có thế mạnh về những ngành nghề sản xuất nông nghiệp có liên quan để xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, đối tượng tham gia cụ thể cho từng chuyến học tập kinh nghiệm.          

c) Phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu tư vấn,... theo dõi quá trình triển khai thực hiện Đề án.

d) Triển khai các hoạt động cụ thể sau mỗi chuyến đi học tập kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ ở nước ngoài, nâng cao tính ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và tiêu thụ, đồng thời tranh thủ vận động, thu hút cơ hội đầu tư, giao lưu kinh nghiệm giữa Hội Nông dân và tổ chức Nông dân các nước.

e) Trên cơ sở kinh nghiệm học tập được từ các nước, tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến đi và tổ chức sơ, tổng kết đánh giá từng thời điểm, đề xuất các cơ chế, chính sách mới phù hợp với thực tiễn nền nông nghiệp thành phố.

* Đối tượng của Đề án

a) Đối với cán bộ Hội, cán bộ quản lý:

Đối tượng tham gia bao gồm:

- Đại diện Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh;

- Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cán bộ nghiên cứu khoa học.

Trong một số trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của chuyến tham quan học tập sẽ có nhân sự liên quan của các Sở, ngành thành phố tham gia.

Số lượng tham gia của cán bộ quản lý không quá 20% số lượng đại biểu tham gia chuyến đi.

b) Đối với nông dân, hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác:

- Ưu tiên nông dân các xã Nông thôn mới.

- Có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Là người trong Ban chủ nhiệm các hợp tác xã nông nghiệp, tổ trưởng tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thành phố, nông dân đang trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, có trình độ kiến thức hiểu biết ngành nghề sản xuất, có động lực, nhu cầu cần thiết tham quan học tập, có nguồn tài chính đóng góp tham gia.

- Cam kết tham gia các hoạt động tuyên truyền vận động xây dựng nền nông nghiệp đô thị của thành phố sau chuyến đi.

3. Nội dung trọng tâm và địa điểm tham quan học tập kinh nghiệm

Nội dung học tập tại các quốc gia được lựa chọn thông qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia và qua tìm hiểu tài liệu để phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện, nội dung có thể được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tình hình thực tế.

a) Tập trung chủ yếu cho các nội dung trọng tâm như:

- Xây dựng Nông thôn mới hiệu quả.

- Mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, quản lý trang trại với quy mô lớn, hiệu quả.

- Hoạt động xúc tiến thương mại, gắn kết sản xuất nông nghiệp với tiêu thụ sản phẩm từ công tác sản xuất, sơ chế, bảo quản đến thiết kế bao bì, logo, nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

- Học tập kinh nghiệm, chính sách xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Học tập, ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp.

- Công tác sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất các loại cây - con hiệu quả: hoa - cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn, bò sữa, cá sấu,...

b) Thời gian, địa điểm các nước và nội dung cần tham quan, học tập kinh nghiệm:

- Thời gian và địa điểm: Trong năm 2014 - 2018 sẽ đi học tại các quốc gia: Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia - Singapore, Trung Quốc.

- Nội dung cần tham quan, học tập kinh nghiệm:        

+ Tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

+ Tham quan, học tập các chợ, hệ thống siêu thị, công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.

+ Học tập xây dựng chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Gặp gỡ các đơn vị sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy trao đổi, giao thương hàng nông sản của hai nước.

+ Gặp gỡ các đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp để trao đổi chủ trương, chính sách hỗ trợ nông nghiệp - nông thôn - nông dân.

- Đối với mỗi quốc gia cụ thể sẽ có sự nhấn mạnh từng lĩnh vực riêng, phù hợp với nhu cầu học tập:

+ Thái Lan:

Chú trọng kinh nghiệm sản xuất rau, hoa - cây kiểng, bò sữa, nuôi tôm với quy mô lớn: Hợp tác xã, trang trại.

Học tập mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp.

+ Hàn Quốc:

Học tập mô hình xây dựng và phát triển Nông thôn mới.

Học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho các loại rau an toàn, nấm ăn, cây dược liệu.

+ Đài Loan:

Tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất rau, bò sữa, thủy sản.

Học tập hiện đại hóa trong sản xuất rau an toàn và hoa lan.

+ Malaysia - Singapore

Malaysia:

Tham quan mô hình nuôi cá cảnh công nghệ cao và nuôi chim yến (nuôi, sơ chế và đóng gói tổ yến).

Tham quan chợ mua bán cá cảnh.

Singapore: Tham quan dịch vụ cá cảnh, rau quả an toàn thông qua chợ, siêu thị.

+ Trung Quốc:

Dự kiến đi tỉnh Hải Nam, Quảng Tây. Các tỉnh này có thời tiết, khí hậu tương đồng với Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho việc học tập, áp dụng sản xuất vào địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất hoa kiểng, rau an toàn, chăn nuôi theo quy mô lớn với mô hình Hợp tác xã, trang trại.

4. Phương thức triển khai đề án

- Năm 2014 sẽ tổ chức 2 chuyến tham quan, từ năm 2015 - 2018, mỗi năm triển khai 1 chuyến đi tham quan học tập kinh nghiệm. Mỗi chuyến đi khoảng 6  - 7 ngày. Địa điểm, số lượng cơ cấu đoàn đại biểu tham gia từng đoàn như sau:

+ Thái Lan                                 : 25 người

+ Hàn Quốc                               : 25 người

 + Đài Loan                                : 25 người

 + Malaysia – Singapore            : 25 người

 + Trung Quốc                           : 25 người.

- Hội Nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch tham quan học tập kinh nghiệm ở từng nước.

- Thời gian và số lượng cơ cấu đoàn đại biểu có thể thay đổi cho phù hợp với nội dung chương trình học tập của từng năm.

- Thực hiện báo cáo và đĩa ghi hình của mỗi chuyến đi, làm cơ sở nhân rộng cho nhiều nông dân học tập kinh nghiệm.

 

Nguyên Ngân