Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1215/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 391 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 116 đường số 17, phường Tân Thuận Tây, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 98 đường số 17, phường Tân Thuận Tây, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1212/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu thu hút. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1210/QĐ-UBND về phê duyệt “Phương án phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1208/QĐ-UBND về việc giải thể Hiệp hội Xuất nhập khẩu, hợp tác và đầu tư (Infotra) Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1202/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Nội vụ phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, phê duyệt điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1196/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1194/QĐ-UBND về công bố 32 danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thể dục thể thao thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1193/QĐ-UBND về công bố 06 danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 491/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 17/02/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 491/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản với cơ cấu tàu, nghề phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản; sản xuất an toàn, hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống ngư dân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Cắt giảm hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi theo phân bổ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Xác định hạn ngạch tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý.

- 100% tàu cá hoạt động vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định và được cung cấp bản tin dự báo ngư trường phục vụ khai thác thủy sản hiệu quả.

- Xây dựng được ít nhất 01 mô hình thí điểm thuộc một trong những dự án, mô hình về: (i) Mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản; (ii) Mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.

- Thực hiện giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác và nguyên liệu hải sản nhập khẩu.

- 100% tàu cá được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

- Hoàn thiện và cập nhật, khai thác và quản lý hiệu quả Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) trên địa bàn Thành phố; triển khai mô hình quản trị số hoạt động khai thác thủy sở Thành phố.

b) Đến năm 2030

- Có cơ cấu đội tàu, nghề khai thác và tổng sản lượng thủy sản khai thác phát triển phù hợp với hạn ngạch tàu cá và sản lượng khai thác bền vững của Thành phố.

- Tàu cá sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm đạt 50%; tổn thất sau thu hoạch trung bình giảm xuống dưới 10%.

- Phấn đấu Thành phố có ít nhất 01 mô hình thuộc một trong những mô hình về: liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản, mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.

- Duy trì tốc độ tăng trưng giá trị khai thác thủy sản bình quân đạt 1,5%/năm, thu nhập trung bình của lao động khai thác thủy sản tăng gấp 2,5 lần so với năm 2020.

- Chấm dứt nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi, ảnh hưởng môi trường sinh thái biển.

- 100% thuyền trưởng tàu cá vùng khơi được tập huấn định kỳ các quy định trong nước và quốc tế về khai thác thủy sản; 60% lao động khai thác thủy sản được hướng dẫn các kỹ năng, quy trình kỹ thuật khai thác, đảm bảo an toàn trên biển.

- Tai nạn tàu cá giảm xuống dưới 01 vụ/1.000 tàu/năm.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tổ chức lại khai thác thủy sản theo hướng phát triển bền vững

- Điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với nguồn lợi thủy sản, sản lượng cho phép khai thác trên từng ngư trường; xác định nghề khai thác cần cắt giảm, lộ trình cắt giảm và chỉ tiêu cắt giảm cho từng nghề khai thác.

- Tổ chức, sắp xếp lại tàu thuyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch của ngành và của địa phương.

- Chuyển đổi các nghề khai thác hải sản xâm hại, ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các các nghề ít xâm hại nguồn lợi và môi trường sinh thái, sử dụng ít nhiên liệu, ít nguồn lực hơn, hoặc chuyển sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo của nguồn lợi thủy sản.

2. Phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề, từng địa phương.

- Tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác tại thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

 

- Xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề, phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng nghề cá ven biển phù hợp với đặc thù của địa phương góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thng, nhất là bản sắc văn hóa của các vùng miền ven biển, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường từng bước tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống của cộng đồng ngư dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới.

3. Tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản

- Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý tàu cá theo hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển theo Luật Thủy sản năm 2017.

- Tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các tàu cá “3 không”: không đăng ký, không giấy phép khai thác, không đăng kiểm. Xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản nhất là đối với các tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); đánh bắt sai vùng, sai tuyến.

- Tăng cường hơn nữa công tác giám sát, quản lý đối với hoạt động sửa chữa, đóng mới, cải hoán tàu cá, nhất là các doanh nghiệp sửa chữa, đóng mới cải hoán tàu cá liên vùng.

- Xây dựng tổ chức Kiểm ngư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tàu khai thác thủy sản trước khi đi biển, hoạt động trên ngư trường, về cảng lên cá và tiêu thụ. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác từ nhật ký khai thác thủy sản điện tử, hệ thống quản lý tổng hợp cảng cá, hệ thống theo dõi tàu cá ra vào cảng.

- Thúc đẩy mạnh mẽ việc cải cách, đổi mới toàn diện công tác quản lý cảng cá đảm bảo nâng cao năng lực dịch vụ sản xuất, quản lý nghề cá tại cảng cá, giám sát tàu cá và sản lượng khai thác bốc dỡ tại cảng, góp phần chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; hình thành đầu mối giao thương sản phẩm thủy sản khai thác trong nước và quốc tế.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển và thông qua Hệ thống giám sát tàu cá (VMS).

4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

- Tiếp tục triển khai điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản trên vùng lộng và ven bờ để cung cấp thông tin, dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản biển Thành phố phục vụ quản lý.

- Tiếp tục triển khai cung cấp các bản tin dự báo ngư trường cho ngư dân khai thác trên biển phục vụ khai thác hải sản hiệu quả.

5. Nâng cao hiệu quả của các cơ sở hậu cần nghề cá

- Đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, các cơ sở hậu cần nghề cá hiện tại (nếu có);

- Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần, neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch.

6. Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá

- Nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó và xử lý tình huống tai nạn, sự cố tàu cá. Định kỳ tổ chức diễn tập các phương án ứng phó sự cố tàu cá trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tàu cá trên biển, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, an toàn giúp ngư dân an tâm sản xuất khai thác thủy sản.

- Tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro và ứng phó khẩn cấp tai nạn tàu cá; thực hiện nghiêm túc công tác thống kê, báo cáo tình hình tai nạn tàu cá; tham gia điều tra, xác minh các nguyên nhân đối với các vụ việc có tính chất nghiêm trọng.

- Xây dựng kế hoạch để đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ cho thuyền trưởng, thuyền viên, máy trưởng, thợ máy. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn ngư dân về chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại trong khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản; vận hành, sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại trên tàu cá.

Đại Hào