Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Ngày 23/6/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 11/2014/CT-UBND về tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, cụ thể như sau:

1.    Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, xây dựng kế hoạch, chương trình và nội dung tuyên truyền phổ biến Nghị định số 60/2013/NĐ-CP đến người sử dụng lao động, người lao động để nâng cao nhận thức và hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Nội dung tuyên truyền cần được xây dựng phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền;

b) Tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ đến người sử dụng lao động;

c) Phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố và các cơ quan có liên quan, định kỳ tổ chức giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo quy định và đề xuất khen thưởng những trường hợp thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý đối với những trường hợp người sử dụng lao động cố tình không thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo quy định;

d) Theo dõi, đôn đốc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này; chịu trách nhiệm báo cáo trước Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại doanh nghiệp.

2.    Liên đoàn Lao động Thành phố:

a) Tổ chức tuyên truyền sâu rộng và xây dựng Kế hoạch quán triệt, triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ tới các cấp công đoàn, tới toàn thể người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

b) Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng đối thoại, giải quyết tranh chấp lao động cho chủ doanh nghiệp. Hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ ít nhất 03 tháng một lần, đảm bảo thời gian 12 tháng tổ chức Hội nghị người lao động một lần.

c) Đôn đốc, kiểm tra Liên đoàn Lao động các quận - huyện; công đoàn ngành; công đoàn Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; công đoàn trong các doanh nghiệp về việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Hàng quý xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra công đoàn cơ sở trong việc giám sát thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các doanh nghiệp.

d) Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị cho cơ quan thường trực là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

3.    Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Thành phố; Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố:

a) Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nội dung của Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở tại nơi làm việc và các văn bản pháp luật có liên quan đến thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức tập thể, cá nhân theo quy định của pháp luật, nhất là việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp, tránh hình thức, phô trương.

b) Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong triển khai, thực hiện Nghị định; phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động trong thực hành dân chủ; xây dựng phương thức làm việc theo hướng dân chủ công khai.

c) Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị cho cơ quan thường trực là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

d) Khi phát hiện những trường hợp vi phạm các quy định về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc cần báo cáo kịp thời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động Thành phố để xử lý theo quy định.

4.    Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố:

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền phổ biến Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

b) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường số lượng tin, bài viết về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

c) Phối hợp với các tổng công ty, công ty có nhu cầu thực hiện giải pháp kết nối thông tin về công khai thông tin tài chính theo quy định.

d) Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị cho cơ quan thường trực là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

5.    Sở Tài chính:

Hướng dẫn các doanh nghiệp do nhà nước là chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động công khai tài chính theo quy định.

6.    Ủy ban nhân dân quận - huyện:

a) Tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể ở địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn quản lý; hướng dẫn xây dựng quy chế dân chủ cơ sở, quy chế đối thoại tại nơi làm việc, quy chế tổ chức hội nghị người lao động; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý;

b) Thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện Chỉ thị này về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

c) Kịp thời khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực, có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện tốt quy định về quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc ở địa phương.

7.    Các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn,  sử dụng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động:

a) Xây dựng và thực hiện công khai minh bạch quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động; tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc. Thường xuyên rà soát quy chế, quy định, thực hiện công khai quy chế đến từng công nhân lao động.

b) Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc và tổ chức đối thoại định kỳ ít nhất 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định đã được đề ra trong quy chế; khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày. Hội nghị người lao động được tổ chức 12 tháng một lần.

c) Người sử dụng lao động có trách nhiệm niêm yết công khai biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc tại doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, đội sản xuất và đăng tải trên hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.                                            

                                                                                                           

Lam Điền