Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1530/QĐ-UBND về công nhận Trường Mầm non Rạng Đông Quận 6 là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1524/QĐ-UBND về việc công bố 02 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1519/QĐ-UBND về phê duyệt chủ trương thực hiện nghiên cứu, xây dựng Đề án đối với giải pháp, sáng kiến đăng ký theo Kế hoạch số 3815/KH-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1512/QĐ-UBND về việc kiện toàn Tổ Công tác liên ngành về việc chuyển đổi mô hình hoạt động Trường Cao đẳng bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1496/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2023 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1495/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1494/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Đoàn Kiểm tra liên ngành xăng dầu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1490/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2023 đối với Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận Tân Bình | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1489/QĐ-UBND về việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng tư vấn “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1485/QĐ-UBND về giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Mở đường dự phóng số 13 (một phần) đoạn từ Phạm Văn Chí đến đường Văn Thân Phường 8 Quận 6. |

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2025

Ngày 02/07/2019, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2834/QĐ-UBND về  về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Giai đoạn 2018 - 2020

a) Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non:

- Đào tạo nâng cao trình độ, bảo đảm ít nhất 70% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; đào tạo bổ sung, thay thế số giáo viên nghỉ hưu, số giáo viên tăng thêm theo tỷ lệ huy động trẻ và số giáo viên còn thiếu hiện nay;

- Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục, ngay tại trường, năng lực tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng nâng cao năng lực tương ứng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng.

b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý (bao gồm các trường, khoa, tổ bộ môn ngành sư phạm mầm non):

- Phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo đạt chuẩn về trình độ theo quy định.

- Phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, quản lý, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

c) Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng.

d) Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non được bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý giáo dục.

đ) Phấn đấu 60% cán bộ quản lý và giáo viên mầm non được bồi dưỡng về các quan điểm giáo dục mầm non của các nước tiên tiến.

2. Giai đoạn 2021 - 2025

a) Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non:

- Đào tạo nâng cao trình độ, bảo đảm ít nhất 90% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 85% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; đào tạo bổ sung, thay thế đủ số giáo viên mầm non nghỉ hưu, số giáo viên tăng thêm theo tỷ lệ huy động trẻ;

- Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non  cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; từng bước tiếp cận với trình độ của giáo viên các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới, chuẩn hiệu trưởng mới.

b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý:

- Phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo đạt chuẩn về trình độ, trong đó 40% giảng viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành, 30% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng đạt trình độ tiến sĩ;

- Bảo đảm 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, quản lý, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

c) Phấn đấu 100% cán bộ quản lý và giáo viên mầm non được bồi dưỡng về các quan điểm giáo dục mầm non của các nước tiên tiến.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

-   Công chức phụ trách bậc học mầm non tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện.

-   Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (gọi chung là cán bộ quản lý).

-   Giáo viên trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) công lập và ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

-   Đẩy mạnh công tác truyền thông về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và xã hội.

-   Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; xây dựng, nâng cấp phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng phục vụ việc tự học, tự bồi dưỡng của nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

-   Rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

2. Nâng cao năng lực các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

-   Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên, cán bộ quản lý các khoa, tổ bộ môn giáo dục mầm non.

-   Lựa chọn và cử những giảng viên sư phạm có đủ năng lực, trình độ tham gia trao đổi khoa học, học tập và giảng dạy ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non trong khu vực và thế giới.

-   Đào tạo chuẩn hóa trình độ cho giảng viên sư phạm theo quy định, theo quy hoạch phù hợp với nguồn đào tạo, chuyên ngành đào tạo.

-   Hỗ trợ tổ chức, xây dựng mạng lưới liên kết các trường mầm non thực hành của cơ sở đào tạo.

3. Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

 - Đổi mới chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non (trong đó chú trọng nội dung đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành các quy định đạo đức nhà giáo, phương pháp rèn luyện và xây dựng phong cách nhà giáo)  phù hợp với khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non và xu thế hội nhập quốc tế. Tham khảo chương trình, giáo trình đào tạo giáo viên trong khu vực và quốc tế để xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo giáo viên mầm non.

- Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng và phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non. Trong đó, chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để phù hợp với thực tiễn các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã, huyện, thị trấn thuộc miền núi, biên giới, hải đảo, khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung đông dân cư.

- Đa dạng hóa hình thức học tập như: trực tiếp, trực tuyến (e-learning) trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; đồng thời khuyến khích giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non tăng cường thực hành trải nghiệm tại trường mầm non trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Đổi mới đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với chuẩn đầu ra và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non theo chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường, khoa sư phạm, tăng cường liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; chú trọng các đề tài nghiên cứu về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giáo dục mầm non; phát triển, phổ biến, chia sẻ tri thức mới và các kinh nghiệm tiên tiến từ kết quả tổng kết, nhân rộng các điển hình trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán và chuyên gia đầu ngành dựa trên tiếp cận mới về chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực của đội ngũ này về khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng đồng nghiệp.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

- Huy động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, nhất là tự chủ về tài chính trong phát triển hệ thống trường mầm non thực hành; hình thành mạng lưới liên kết trường mầm non thực hành sư phạm để sinh viên thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

- Xây dựng và phát triển các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non:

+ Tổ chức các chương trình trao đổi, giao lưu sinh viên, giảng viên sư phạm, giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non với các nước trong khu vực và thế giới;

+ Tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho giảng viên sư phạm, giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán cơ sở giáo dục mầm non trong và ngoài nước;

+ Hợp tác xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về quản trị trường mầm non và phát triển chương trình giáo dục trường mầm non.

- Kết nối, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về giáo dục trong khu vực và thế giới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về khoa học giáo dục và giáo dục mầm non:

+ Mời giảng viên, chuyên gia quốc tế tham gia hợp tác giảng dạy và cử giảng viên đủ điều kiện tham gia hợp tác giảng dạy tại nước ngoài;

+ Tổ chức các hội thảo quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; đẩy mạnh việc tham gia hội thảo, hội nghị quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

5. Một số nội dung chủ yếu về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2025

5.1. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục

Đến năm 2020, 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non được bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non.

5.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ

- Đảm bảo cán bộ quản lý, giáo viên mầm non tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn (trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành).

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên bậc học mầm non được quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/ TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

- Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non được bổi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ  phù hợp với vị trí công tác được phân công đảm nhiệm trong nhà trường; đạo đức nhà giáo, kỹ năng ứng xử sư phạm, công tác quản lý, bồi dưỡng chuyên đề về giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt, …

- Bồi dưỡng chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non (theo quy định tại Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non) và bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (theo quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non).

5.3. Bồi dưỡng thường xuyên

Đảm bảo 100% cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư số 36/2011/ TT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc  ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non.

5.4. Bồi dưỡng chính trị

- Đối với giáo viên các trường mầm non thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý: yêu cầu có trình độ trung cấp chính trị trở lên.

- Đối với giáo viên giảng dạy: khuyến khích đạt trình độ trung cấp chính trị.

5.5. Bồi dưỡng ngoại ngữ

Thực hiện bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

5.6. Bồi dưỡng tin học

Thực hiện bồi dưỡng tin học cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, đối với giáo viên mầm non, yêu cầu có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy các môn học của chương trình hiện hành.

5.7. Bồi dưỡng theo yêu cầu thực tiễn (bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng hè…)

- Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tham gia bồi dưỡng chuyên đề theo  yêu cầu thực tiễn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán cơ sở giáo dục mầm non. Đề cử một số giáo viên cốt cán đi học tập các mô hình, phương pháp giáo dục tiến tiến ở nước ngoài để nghiên cứu vận dụng tại đơn vị và nhân rộng trong các trường trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý tại các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (theo Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 14 tháng 6 năm 2014 của Hội đồng nhân dân thành phố về hỗ trợ giáo dục mầm non thành phố Hồ Chí Minh).

Trần Phát