Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Nhóm Công tác liên ngành thực hiện dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1582/QĐ-UBND về phê duyệt mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là K’= 2,5 lần của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi ven sông Sài Gòn đoạn từ sông Lu đến rạch Bà Bếp, huyện Củ Chi. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ cơ quan nước ngoài | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1564/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Củng cố, nâng cao năng lực và phát triển y tế huyện Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1562/QĐ-UBND về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1558/QĐ-UBND về việc công bố 01danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1556/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức Lễ hội Sông nước thành phố Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1545/QĐ-UBND về việc công bố 09 danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1543/QĐ-UBND về thành lập Ban chỉ đạo các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp năm học 2024 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. |

Kế hoạch thực hiện Chương trình Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 26/3/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1443/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015, cụ thể như sau:

* Mục tiêu:

Chủ động nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao; trong đó tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo định hướng phát triển của Thành phố trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, khoa học và giáo dục lớn cho cả nước và khu vực, từng bước tham gia thị trường lao động kỹ thuật cao trong khu vực ASEAN và quốc tế.

* Nhiệm vụ cụ thể:

1. Công tác quy hoạch mạng lưới và phát triển cơ sở vật chất:

-      Quy hoạch đất đai cho việc xây dựng mở rộng cơ sở trường lớp trên cơ sở quy hoạch hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 699/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009. Ưu tiên cho các cơ sở đào tạo ngành nghề kỹ thuật cao, đào tạo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các ngành nghề có nhu cầu nhân lực của Thành phố; quy hoạch xác định quỹ đất, đầu tư xây dựng mở rộng cơ sở vật chất cho các trường đại học, cao đẳng thuộc Thành phố nhằm bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định của nhà nước.

- Tiếp tục triển khai chương trình di dời các trường đại học, cao đẳng ở nội thành đến các khu quy hoạch theo chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ.

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện và hoàn thành dứt điểm theo kế hoạch đối với dự án xây dựng ký túc xá cho sinh viên theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến 2015 giải quyết khoảng 60% số học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề được thuê nhà ở tại các dự án nhà ở sinh viên trên địa bàn Thành phố.

2. Tạo nguồn kinh phí, liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo:

-      Thu hút các nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn vay Nhà nước (thông qua chương trình kích cầu của thành phố); vay và viện trợ, hợp tác nước ngoài; vốn từ các doanh nghiệp và từ các tổ chức chính trị xã hội; các nguồn vốn tập trung cho việc đầu tư xây dựng trường, đổi mới và tăng cường trang thiết bị dạy học, thí nghiệm thực hành, xưởng trường; xây dựng chương trình, giáo trình, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ.

-      Liên kết, phối hợp đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố trong các lĩnh vực xây dựng chương trình; tổ chức thực hành, thực tập, giải quyết việc làm cho sinh viên, cung ứng lao động qua đào tạo; kết hợp nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sát với nhu cầu thực tế.

-      Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế đối với các trường đại học, cao đẳng có năng lực  theo các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm, theo các mô hình, phương thức hợp tác như: chuyển giao công nghệ, công nhận chương trình, liên kết đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu khoa học, thực tâp sinh viên, phát triển cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp giảng dạy. Chủ động phối hợp tìm kiếm đối tác có uy tín ở nước ngoài để giới thiệu với thành phố hỗ trợ cho chương trình hợp tác của đơn vị trong điều kiện và phạm vi của Thành phố.

3. Đầu tư phát triển các trường trực thuộc Thành phố:

Đầu tư kinh phí phát triển các trường công lập trực thuộc Thành phố để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao phục vụ cho 4 ngành công nghiệp mũi nhọn và 9 ngành dịch vụ chủ yếu của Thành phố, gồm các trường:

-      Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Trường Cao đẳng Giao thông vận tải; Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật; Trường Trung cấp Thông tin truyền thông (riêng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch có chương trình riêng);

-      Trường Đại học Sài Gòn, Trường Cán bộ Thành phố tập trung triển khai thực hiện đề án đào tạo thạc sỹ quản trị công tiên tiến nhằm đào tạo đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn, có năng lực lãnh đạo; có kiến thức chuyên môn và bản lĩnh chính trị vững vàng để có thể đảm nhận các vị trí từ Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện và tương đương trở lên. Đồng thời, triển khai thực hiện đề án đào tạo thạc sỹ quản lý dịch vụ nhằm phục vụ cho định hướng phát triển của thành phố trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, khoa học và giáo dục lớn cho cả nước và khu vực.

-      Xây dựng Trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng thành trường tiên tiến, trọng điểm theo Chương trình hành động số 38/CTr-TU của Thành ủy; tập trung xây dựng 02 ngành đào tạo tiên tiến (gồm cơ điện tử và công nghệ thông tin - đa phương tiện) hiện đang thực hiện thí điểm tại 04 trường chuyên nghiệp của thành phố (gọi tắt là dự án TF-SP -DOET). Xây dựng cơ chế hoạt động đặc thù cho 04 trường trong dự án TF-SP-DOET (gồm Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh và Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Nam Sài Gòn) để vận hành hiệu quả như: xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của chương trình; tuyển dụng và đào tạo giảng viên chuyên trách cho dự án; tổ chức tham quan, giao lưu, học tập quốc tế định kỳ, thường xuyên để kịp thời cập nhật, bổ sung kiến thức tiên tiến của khu vực và thế giới;

-      Xây dựng kế hoạch phát triển 04 trường cao đẳng (gồm Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng); nâng cấp 02 trường trung cấp chuyên nghiệp (gồm Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh và Trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn) thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuyên sâu hóa lĩnh vực đào tạo của các trường thành trường cao đẳng;

-      Xây dựng kế hoạch phát triển các chuyên ngành mũi nhọn cho các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, gồm: Công nghệ thông tin (Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức); Công nghệ cơ - điện tử (Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Phú Lâm); Công nghệ kỹ thuật cơ khí và Kỹ thuật giao thông (Trường cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng); Kinh tế - Thương mại (Trường cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh); Vận tải - Logictics (Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh) và nhóm ngành Dịch vụ - Chăm sóc sức khỏe (Trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn).

- Các trường xây dựng chương trình tăng cường số lượng giảng viên cơ hữu đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ sinh viên, học sinh/giáo viên theo từng lĩnh vực đào tạo, đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, về học hàm, học vị theo chức danh đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Xây dựng các chương trình hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để mời chuyên gia tổ chức các lớp bồi dưỡng, các cuộc hội thảo theo các lĩnh vực chuyên môn, phương pháp đào tạo tại các trường. Đưa giảng viên, cán bộ quản lý tham dự hội thảo khoa học, đi tu nghiệp ở nước ngoài theo các chương trình ngắn hạn.

4. Tạo điều kiện cho các trường phát triển thông qua Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng:

-      Tổ chức hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng nhằm tư vấn, đề xuất với thành phố về các vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục đại học trên địa bàn. Đồng thời tạo điều kiện chia sẻ nguồn lực giữa các trường để không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

-      Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, tư vấn xây dựng danh mục các ngành đào tạo, xây dựng khung chương trình khối ngành, chuẩn đào tạo, chuẩn đánh giá sinh viên; tổ chức biên soạn giáo trình dùng chung cho các môn học, cho khối ngành… Trong đó, chú trọng gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tham khảo các chương trình, giáo trình tương tự của các trường tiên tiến ở nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2015 tất cả các trường đều có đủ giáo trình cho mỗi môn học của mỗi ngành đào tạo do giảng viên của trường hoặc trường khác biên soạn hoặc do trường lựa chọn, mua bản quyền qua Nhà xuất bản nước ngoài, dịch và in trong nước.

-      Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tư vấn xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo, trong đó xây dựng chuẩn chương trình, chuẩn đầu ra, chuẩn thiết bị tối thiểu các ngành đào tạo để làm cơ sở kiểm tra, đối chiếu, đánh giá chất lượng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp xây dựng tổ chức đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường, triển khai đánh giá trong, đảm bảo đến 2015 có 90% số cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo đánh giá trong và đăng ký đánh giá ngoài.

-      Xây dựng các mối liên kết giữa các trường nhằm mở rộng, tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết giữa các trường với nhau. Qua đó, chia sẻ các nguồn lực giữa các trường thực hiện thống nhất chương trình đào tạo, công nhận tín chỉ của nhau, tổ chức nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng giảng viên… để không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

-      Xây dựng quy hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, phấn đấu đến hết năm học 2014 - 2015 chấm dứt tình trạng giảng viên tốt nghiệp đại học dạy đại học và chấm dứt giảng viên dạy quá nhiều giờ so với quy định.

-      Tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đây được xem là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở đào tạo đại học, sử dụng kinh phí nhà nước cấp cho nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả; các luận án tiến sĩ phải là các công trình nghiên cứu nghiêm túc, góp phần tạo ra tri thức mới và các giải pháp mới phục vụ phát triển đất nước. Khuyến khích giảng viên công bố các kết quả nghiên cứu ở các tạp chí có uy tín ở nước ngoài. Triển khai tích cực các hợp đồng, thỏa thuận đào tạo- sử dụng nhân lực đã ký kết.

- Phối hợp với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tổ chức những hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố. Triển khai, thực hiện chuẩn kiểm định trong khu vực ASEAN.

5. Công tác quản lý:

-      Triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục lĩnh vực giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

-      Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn về 3 công khai theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (công khai chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế; công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng: cơ sở vật chất trang thiết bị, đội ngũ giáo viên…; công khai thu chi tài chính); kiểm tra, giám sát các hoạt động liên kết đào tạo trong và ngoài nước của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố.

-      Xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp đào tạo giữa thành phố với các trường đại học, cao đẳng; giữa các trường với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo nhu cầu của Thành phố.

 

NCĐ