Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020

Ngày 02/4/2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1548/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu chung

Phát triển nghề nuôi cá cảnh bền vững theo hướng nâng cao sản lượng và giá trị sản phẩm; tập trung cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, đủ điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp tục phát huy thế mạnh của cá cảnh là sản phẩm nông nghiệp đô thị của Thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể

- Duy trì, mở rộng phát triển mạnh sản xuất cá cảnh ở các khu vực có khả năng tập trung cao tại các huyện như Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn và các quận nội thành, quận ven như Quận 8, Quận 12, Quận 9, quận Gò Vấp và quận Thủ Đức.

- Đến năm 2020: Sản lượng sản xuất cá cảnh đạt: 150 - 180 triệu con, xuất khẩu đạt: 30 - 50 triệu con, kim ngạch xuất khẩu đạt: 50 triệu USD.

- 100% cơ sở xuất khẩu cá cảnh tham gia Chương trình giám sát an toàn dịch bệnh cá cảnh của Thành phố đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường hiện có và mở rộng sang các thị trường khác.

3. Các giải pháp chủ yếu

a) Giải pháp duy trì, phát triển khu vực sản xuất, kinh doanh cá cảnh

- Đối với huyện Củ Chi: Ngoài làng nghề cá cảnh Trung An - Phú Hòa Đông đã có chủ trương chung của Thành phố, huyện Củ Chi cần duy trì và bố trí các khu vực ven hệ thống kênh Đông (như xã Phước Hiệp, Thái Mỹ, Tân Thông Hội…) rất thuận lợi cho việc cấp nước sạch sản xuất, ương, nuôi cá cảnh.

- Đối với huyện Bình Chánh: Ủy ban nhân dân huyện cần duy trì và bố trí một số vùng thuộc các xã như: Bình Lợi, Hưng Long, Phong Phú, Tân Nhựt để phát triển sản xuất cá cảnh, đồng thời xử lý nguồn nước bị ô nhiễm do các khu công nghiệp thải ra ở các khu vực này.

- Đối với các quận, huyện khác: Tiếp tục duy trì và mở rộng phát triển ổn định kết hợp du lịch sinh thái các cơ sở hiện hữu sản xuất cá cảnh trong hồ kiếng và hồ xi măng đối với các huyện: Hóc Môn và Thủ Đức; các Quận: 8, 9, 12, Gò Vấp và Bình Tân.

- Tiếp tục duy trì, chỉnh trang lại các cửa hàng, điểm kinh doanh và chợ cá cảnh truyền thống bán sỉ, bán lẻ ở các quận nội thành như Quận 5 (đường Lưu Xuân Tín), Quận 3 (đường Nguyễn Thông và Lý Chính Thắng), các Quận còn lại và mở rộng thêm các chợ hoặc trung tâm giao dịch cá cảnh mới kết hợp với du lịch.

- Các dự án sản xuất cá cảnh phải được xem xét và có kế hoạch phát triển dài hạn với giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng phát triển tràn lan nhưng kém hiệu quả do không giải quyết được vấn đề đầu ra cũng như các vấn đề tác động đến môi trường khi triển khai các dự án.

b) Giải pháp về giống và khoa học kỹ thuật

- Tiếp tục nghiên cứu sinh sản nhân tạo, chọn lọc, thuần chủng một số loài cá tự nhiên bản địa dùng làm cảnh và cá cảnh ngoại nhập có giá trị cao được thị trường ưa chuộng. Đồng thời nhập nội một số giống cá cảnh mới dùng làm bố mẹ sinh sản cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu; tập trung nghiên cứu lai tạo và sản xuất một số giống loài mới nhằm đáp ứng thị trường xuất khẩu.

- Phát triển và nâng cao hoạt động về nghiên cứu lai tạo cá cảnh trong Khu Nông nghiệp Công nghệ cao tại huyện Củ Chi, Trung tâm Công nghệ Sinh học và chuyển giao kịp thời những kết quả này đến cơ sở sản xuất.

- Các cơ quan, đơn vị chuyên ngành thủy sản cần có nhân lực giỏi về phòng và trị bệnh cho cá cảnh để hỗ trợ các cơ sở sản xuất cá cảnh về kỹ thuật nuôi trồng, phòng dịch bệnh cá cảnh khi có nhu cầu.

- Tăng cường quản lý nhà nước và hướng dẫn các cơ sở sản xuất bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh cá cảnh thực hành quản lý tốt nhằm bảo đảm an toàn dịch, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cá cảnh phát triển bền vững. Xây dựng vùng cơ sở giám sát dịch bệnh cá cảnh đảm bảo yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Âu và thị trường khác.

- Ưu tiên thực hiện các nghiên cứu về bảo tồn giống cá cảnh bản địa quý hiếm, giống cây thủy sinh đặc trưng và có giá trị kinh tế cao của Việt Nam để nhân giống và phát triển thành sản phẩm nổi bật, chủ lực phục vụ ngành Sinh vật cảnh nói chung và ngành cá cảnh nói riêng góp phần tạo ra thương hiệu cá cảnh Việt Nam.

- Nghiên cứu chế biến các loại thức ăn đặc hữu cho từng loại cá cảnh.

- Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học phòng và trị bệnh cho cá cảnh.

- Liên kết hợp tác chặt chẽ với các Viện, Trường cũng như các tổ chức trong và ngoài nước để ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào trong công tác chọn và lai tạo giống.

c) Giải pháp Xúc tiến Thương mại và tiêu thụ sản phẩm

- Lập trang thông tin điện tử về cá cảnh Thành phố để quảng bá, giới thiệu danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh để khách hàng trong và ngoài nước thuận tiện trong giao dịch mua bán và hướng đến việc thanh toán trực tuyến nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí giao dịch. Giới thiệu tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản phẩm mới ra nước ngoài và ngược lại, cập nhật những giống, loài mới sinh sản nhân tạo thành công, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật giới thiệu đến người nuôi.

- Thành phố tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cá cảnh tham gia một số hội chợ cá cảnh quốc tế ở Singapore, Cộng hòa Liên bang Đức và một số nước khác để học tập rút kinh nghiệm tiến tới tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời xây dựng các Chương trình xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ cá cảnh.

- Xây dựng phiên chợ hay siêu thị nông nghiệp kết hợp với trung tâm giới thiệu, giao dịch, tư vấn về hoa, cây kiểng, cá cảnh; đồng thời kết hợp tổ chức hội thi cá cảnh đẹp và lai tạo giống mới, triển lãm cá cảnh tại các phiên chợ hoa, cây kiểng hàng năm vào dịp lễ, tết, v.v..

- Củng cố, thành lập các tổ chức nghề nghiệp như Hội, Chi hội cá cảnh. Tập hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nghệ nhân thành các tổ hợp tác, làng nghề, hợp tác xã cá cảnh trên các địa bàn trọng điểm để tổ chức sản xuất và tiêu thụ cá cảnh. 

- Xây dựng chuyên trang về thương mại điện tử cá cảnh; cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm; định mức các yếu tố về kỹ thuật, kinh tế - xã hội trong sản xuất. Tổ chức tham quan học tập, nghiên cứu kỹ thuật nuôi và lai tạo cá cảnh ở một số nước trong khu vực (Thái Lan, Singapore, Trung Quốc).

d) Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề, đầu mối xuất khẩu thông qua Hội, Hiệp hội.

- Về lâu dài, thực hiện liên kết với các tỉnh có lợi thế về đất, nguồn nước và kinh nghiệm như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. Sản xuất một số đối tượng nuôi trong ao đất như cá vàng, chép nhật, hồng kim, hắc kim, bạch kim, bảy màu,... Các cơ sở sản suất tại Thành phố tập trung sản xuất con giống chất lượng cao cung cấp cho các tỉnh và sản xuất một số cá cảnh thương phẩm có giá trị cao.

- Xây dựng nhiều mô hình sản xuất cá cảnh hiệu quả và phù hợp với môi trường, an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo ngành nghề nuôi cá cảnh ứng dụng công nghệ cao do các Trung tâm Dạy nghề Nông nghiệp Công nghệ cao trên cả nước thực hiện nhằm cập nhật, phổ biến các kỹ thuật mới, tiên tiến để đạt hiệu quả cao trong sản xuất và nuôi cá cảnh.

đ) Giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển cá cảnh.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố nhằm thu hút ngày càng nhiều số lượng hộ sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực cá cảnh tham gia và được hưởng hỗ trợ kịp thời từ chính sách này.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại và tiêu thụ về cá cảnh.

 

Tùng Khang