Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Chỉ thị về việc triển khai thi hành Luật Đất đai

Ngày 15/7/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 16/2014/CT-UBND về việc triển khai thi hành Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

* CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI

1. Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

2. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thi hành Luật Đất đai

3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đất đai

* TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỐT LUẬT ĐẤT ĐAI TẠO RA NHỮNG CHUYỂN BIẾN RÕ RỆT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

1. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

a) Yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường công bố công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai khi lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016 - 2020).

b) Giao Ủy ban nhân dân quận, huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2015; tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập danh mục đất trồng lúa; lập danh mục các dự án cần thu hồi gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua trước khi Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, chậm nhất vào cuối năm 2014, làm căn cứ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo Luật Đất đai.

c) Yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

Yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát các dự án đã được Nhà nước giao, cho thuê nhưng không sử dụng, chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố thu hồi đất và giao cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy định.

b) Thực hiện đúng thẩm quyền và đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tránh tình trạng giao đất, cho thuê đất tùy tiện, gây lãng phí nguồn lực đất đai.

c) Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác phải tuân thủ theo quy hoạch và các quy định hiện hành của Nhà nước; đẩy mạnh việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; rà soát toàn bộ diện tích đất đai đang sử dụng của các tổ chức sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang nhân dân, các nông, lâm trường để có hình thức giao đất, cho thuê đất phù hợp với quy định của Luật Đất đai.

d) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các địa phương xác định và đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua theo quy định của Luật Đất đai.

3. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân các quận, huyện nghiêm túc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:

- Việc thu hồi đất phải thực hiện đầy đủ các quy định về xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, thông báo thu hồi đất; lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; lập và thực hiện dự án tái định cư, phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có đất bị thu hồi và phương án bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của người có đất bị thu hồi.

- Trường hợp đã có quyết định thu hồi đất và có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã phê duyệt; kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn để có giải pháp, kế hoạch hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm 2014.

- Trường hợp đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt thì phải rà soát để giải quyết đúng theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

b) Hội đồng Thẩm định bồi thường, giải phóng mặt bằng Thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết hoặc trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho Ủy ban nhân dân quận, huyện trong quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố.

c) Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan lập kế hoạch phát triển nhà ở phục vụ tái định cư hàng năm và 5 năm; xây dựng trình tự, thủ tục mua bán, cho thuê nhà ở phục vụ tái định cư, chậm nhất là Quý IV năm 2014 phải trình Ủy ban nhân dân Thành phố.

d) Giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối kinh phí đảm bảo thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án đầu tư có thu hồi đất đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố; tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố mức vốn ngân sách Nhà nước cấp cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về vốn cho công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi.

đ) Quỹ phát triển đất Thành phố thực hiện ứng vốn kịp thời cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đẩy mạnh việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

4. Thực hiện công tác điều tra cơ bản về đất đai, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Tăng cường hướng dẫn các quận, huyện tiếp tục rà soát, thống kê các trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận; xây dựng kế hoạch giải quyết cấp Giấy chứng nhận đối với những trường hợp có vướng mắc, khó khăn đã được tháo gỡ theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai tổ chức đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định đối với các trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận còn lại trên địa bàn Thành phố.

- Đẩy mạnh công tác đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, chnh lý hồ sơ địa chính.

- Khẩn trương hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai và hồ sơ địa chính thống nhất trên địa bàn Thành phố nhằm xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại, đáp ứng yêu cầu thông tin đất đai của các ngành, các lĩnh vực và giao dịch của người sử dụng đất.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trang bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phù hợp, đảm bảo thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai an toàn, bảo mật.

b) Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm:

- Tổ chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê các trường hợp vướng mắc pháp lý chưa được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 nhằm phục vụ cho công tác cấp Giấy chứng nhận, giải quyết khiếu nại, tranh chấp và các quan hệ đất đai khác theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với những quận, huyện đã có danh sách kê khai, đăng ký thì thông báo công khai để người sử dụng đất, sở hữu tài sản chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

- Tiếp tục đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận cho những trường hợp đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tổ chức cập nhật và chỉnh lý kịp thời hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tại địa phương theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Công tác định giá đất:

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan:

a) Triển khai công tác điều tra, khảo sát giá đất thị trường; xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất thị trường hàng năm và nghiên cứu lập bản đồ thể hiện được giá trị đất các vùng; xây dựng bng giá đất ngay sau khi Chính phủ công bố khung giá đất theo quy định của Luật Đất đai; chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai.

b) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy chế phối hợp trong việc tổ chức thẩm định và trình, phê duyệt về định giá đất cụ thể cho tất cả các mục đích (bồi thường, thu nghĩa vụ tài chính, giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất,…).         

c) Đề xuất, trình Ủy ban nhân dân Thành phố kiện toàn tổ chức và cán bộ làm công tác giá đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Hội đồng thm định giá đất đthực hiện việc định giá đất cụ thể theo quy định của Luật Đất đai.

* TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

1. Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân quận, huyện hàng năm lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền các cấp ở địa phương. Kiên quyết xử lý, thu hồi đất còn để hoang hóa, lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra sau khi giao đất, cho thuê đất, thanh tra việc quản lý, sử dụng đất, đặc biệt là đối với các dự án khu đô thị, khu công nghiệp; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc quản lý đất đai; xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến đất đai.

2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm giải quyết triệt để các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tồn đọng từ năm 2013 trở về trước; tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu, kiện về bồi thường, giải phóng mặt bằng trong các dự án đang còn vướng mắc, không triển khai đúng tiến độ.

 

Lam Điền