Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ nhiễm HIV/AIDS

Ngày 18/7/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3561/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ nhiễm HIV/AIDS, trẻ là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ khuyết tật và trẻ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2020, cụ thể như sau:

1. Thực hiện chính sách, phát luật về huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:

a) Tiếp tục thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gồm: trợ cấp xã hội, học nghề, việc làm, trợ giúp y tế, giáo dục và trợ giúp khác:

- Mục đích: tạo cơ hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách; thúc đẩy phát triển các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em.

- Nội dung:

+ Đảm bảo mức trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm ổn định đời sống, tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện;

+ Đảm bảo mức chi hỗ trợ dạy nghề, tìm việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội theo từng thời kỳ;

+ Tăng cường trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện thuận lợi để tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí và thể dục, thể thao;

+ Thực hiện chuyển đổi chức năng các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo hướng cung cấp các dịch vụ công tác xã hội;

+ Phát triển các dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn một cách chuyên nghiệp hiệu quả.

b) Thực hiện chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:

- Mục đích: việc thực hiện chính sách trợ giúp nhằm khuyến khích gia đình, cá nhân sẵn lòng đón nhận, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và đảm bảo cuộc sống cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Nội dung:

+ Đảm bảo mức hỗ trợ gia đình, cá nhân nhận nuôi;

+ Xây dựng cơ chế khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Mở rộng đối tượng trẻ em cần được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Bổ sung các trợ giúp xã hội khác giúp trẻ em có điều kiện thuận lợi phát triển toàn diện;

+ Phát triển các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em được nhận nuôi;

c) Xây dựng các mô hình phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:

- Mục đích: để giảm thiểu khả năng phát sinh trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong điều kiện hiện nay.

- Nội dung:

+ Tuyên truyền về các chính sách, pháp luật, các biện pháp phòng ngừa các trường hợp có khả năng phát sinh trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cộng đồng.

+ Phát triển các dịch vụ công tác xã hội trợ giúp cá nhân, gia đình được đánh giá có nguy cơ phát sinh trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Xây dựng cơ chế phát hiện, can thiệp sớm các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

d) Thực hiện tiêu chuẩn, quy trình chăm sóc và trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng:

- Mục đích: tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở trợ giúp xã hội và cộng đồng một cách hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.

- Nội dung:

+ Xây dựng tiêu chuẩn, quy trình chăm sóc và trợ giúp xã hội đạt chuẩn.

+ Tổ chức thí điểm mô hình cơ sở tổ chức chăm sóc và trợ giúp xã hội tại một số cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

đ) Thực hiện cơ chế chính sách chăm sóc bán trú có thu phí cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS:

- Mục đích: hỗ trợ gia đình có trẻ em nhiễm chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS giảm bớt các gánh nặng trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày và có thể vẫn tiếp tục đi làm trong khi các nhân viên công tác xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc giảm nhẹ, uốn nắn hành vi cho trẻ và dạy trẻ những kỹ năng mới.

- Nội dung: Thực hiện 02 hình thức chăm sóc bán trú có thu phí cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS:

+ Chăm sóc bán trú được cung cấp tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội dưới các hình thức: Công lập, ngoài công lập và bán công (hỗn hợp) nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS…, đồng thời tận dụng tối đa các nguồn lực và cơ sở vật chất của Trung tâm. Các dịch vụ được cung cấp tại Trung tâm, gồm:

* Đánh giá tình trạng ban đầu của trẻ và đánh giá phát triển;

* Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng phù hợp;

* Dạy kỹ năng sinh hoạt hàng ngày và chuẩn bị các kỹ năng học đường;

* Các hoạt động vui chơi và giải trí;

* Các hoạt động phục hồi chức năng hướng nghiệp và dạy nghề;

* Tư vấn cha mẹ trẻ và cộng đồng;

* Giữ trẻ qua đêm trong trường hợp gia đình đi vắng;

* Nhận trẻ đến với các dịch vụ can thiệp từ vài giờ đến bán trú cả ngày.

+ Thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc bán trú tại nhà của đối tượng. Khi thực hiện chăm sóc bán trú tại nhà, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội đóng vai trò điều phối, nhận danh sách những gia đình cần cung cấp dịch vụ và cử nhân viên hoặc chuyên gia, cộng tác viên có chuyên môn đến để đáp ứng yêu cầu của gia đình. Các dịch vụ được cung cấp tại gia đình, gồm:

* Cử cán bộ chuyên môn phù hợp đến thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng của trẻ theo yêu cầu;

* Cán bộ của Trung tâm đến thực hiện các chương trình phục hồi chức năng và can thiệp tại gia đình;

* Hướng dẫn cha mẹ và tư vấn phụ huynh tại gia đình;

* Cung cấp các dịch vụ trông nom và chăm sóc trẻ tại nhà tạm thời trong trường hợp gia đình neo người.

2. Thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và một số mô hình trợ giúp khác:

a) Thí điểm và nhân rộng mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

- Mục đích: chăm sóc, bảo vệ những trẻ em bị mất đi gia đình ruột thịt vì lý do khó khăn hay khủng hoảng trong gia đình.

- Nội dung: Thực hiện thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (triển khai thực hiện khi có hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Trên cơ sở kết quả của mô hình thí điểm sẽ nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố.

b) Xây dựng mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

 - Mục đích: giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học những nghề có khả năng kiếm được việc làm, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, tạo điều kiện cho các em được đào tạo nghề ngay tại nơi sản xuất, vừa học vừa làm.

- Nội dung:

+ Phát triển cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh dạy nghề gắn với tạo việc làm, tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến tuổi lao động vào làm việc như: cho vay vốn, ưu tiên mặt bằng sản xuất hoặc hỗ trợ chi phí đào tạo nghề;

+ Hỗ trợ kinh phí trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học nghề, tìm việc làm ngay tại gia đình, nơi cư trú.

3. Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội để đủ điều kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; xây dựng mô hình ngôi nhà tạm lánh để tiếp nhận, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa:

a) Thực hiện việc nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội để đủ điều kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:

- Mục đích: cải thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các cơ sở bảo trợ xã hội.

- Nội dung:

+ Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cơ sở bảo trợ xã hội;

+ Mua sắm trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng cho cơ sở bảo trợ xã hội;

+ Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà xã hội;

+ Hỗ trợ đầu tư xây mới nhà xã hội.

b) Xây dựng mô hình ngôi nhà tạm lánh tại các cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa:

- Mục đích: nhằm giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa được tiếp cận với nước sạch, vệ sinh, dinh dưỡng cần thiết; phòng tránh bị lây truyền bệnh tật, đặc biệt hỗ trợ các em về mặt tâm lý, xã hội.

- Nội dung:

+ Tiến hành đánh giá nhanh về tình hình bảo vệ trẻ em trong thiên tai, thảm hoạ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời;

+ Lập kế hoạch bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm hoạ, lồng ghép vào kế hoạch phòng chống thiên tai, thảm hoạ;

+ Tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ thuộc các cơ quan, tổ chức tham gia vào việc bảo vệ trẻ em;

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng và hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em trong thiên tai, thảm hoạ;

+ Thực hiện cơ chế, chính sách trợ giúp xã hội và dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em;

+ Thực hiện tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm hoạ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và tại cộng đồng.

+ Thực hiện thí điểm mô hình nhà tạm lánh tại các cơ sở Bảo trợ Xã hội (triển khai thực hiện khi có hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:

- Mục đích: phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạch định chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn một cách hiệu quả, bền vững, trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

- Nội dung:

+ Khảo sát, rà soát, phân loại, lập hồ sơ trích ngang trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em bị khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng xấu bởi thiên tai, thảm họa...)

+ Xây dựng phần mềm quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp máy tính cho các cơ sở bảo trợ xã hội, các quận - huyện thực hiện công tác quản lý về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

+ Đào tạo nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ cho các cán bộ trực tiếp sử dụng, quản lý phần mềm từ cấp thành phố, quận - huyện, phường -xã, thị trấn;

+ Hàng năm tổ chức cập nhật dữ liệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

+ Theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá.

* GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là nội dung luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị, Quyết định số 1555/2012/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020, Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020”.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, xây dựng thông điệp, hình ảnh nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng, gia đình trẻ trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

4. Rà soát, thu thập thông tin, phân loại đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sống ở cộng đồng và trong các cơ sở bảo trợ xã hội để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch thực hiện ở các cấp. Đồng thời, nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phục vụ yêu cầu chỉ đạo quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch.

5. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục, kết hợp với vận động cộng đồng hỗ trợ và chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

6. Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học nghề, tạo việc làm: tiếp tục thực hiện mô hình thí điểm hỗ trợ trẻ em đặc biệt khó khăn học nghề gắn với tạo việc làm tại chỗ.

7. Triển khai thí điểm chuyển đổi phương thức chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật theo mô hình “gia đình nhỏ” tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội thành phố: Mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình, sửa chữa phòng ở và bố trí cán bộ tại Trung tâm làm việc phù hợp với mô hình “gia đình nhỏ”.

8. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cấp huyện và cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai kế hoạch đến  năm 2020.

9. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

 

Nguyên Ngân