Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/5000 (quy hoạch phân khu) Khu đô thị mới Nam thành phố, diện tích 2.975ha

Ngày 28/12/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6692/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/5000 (quy hoạch phân khu) Khu đô thị mới Nam thành phố, diện tích 2.975ha, cụ thể như sau:


* Vị trí, quy mô và giới hạn phạm vi quy hoạch:


Khu đô thị Nam thành phố, nằm ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp khu vực nội thành cũ và kéo dài từ Tây sang Đông dọc trục đường Nguyễn Văn Linh, gồm các phần đất thuộc địa bàn của các quận 7, 8 và huyện Bình Chánh.


Phía Đông : giáp rạch Bàng và rạch Ông Đội, quận 7.


Phía Tây : giáp Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh.


Phía Nam : giáp huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và quận 7.


Phía Bắc : giáp quận 7 và quận 8.


Quy mô nghiên cứu:


- Tổng diện tích tự nhiên: 2.975ha, trong đó:


+ Khu vực thuộc quận 7: diện tích tự nhiên 693 ha chiếm 23,3% tổng diện tích khu vực nghiên cứu (gồm một phần của phường Tân Phong và phường Tân Phú).


+ Khu vực thuộc quận 8 (gồm 1 phần phường 7): diện tích tự nhiên 323,4 ha, chiếm 10,9% tổng diện tích khu vực nghiên cứu.


+ Khu vực thuộc huyện Bình Chánh: diện tích tự nhiên 1.958,6 ha, chiếm 65,8% tổng diện tích khu vực nghiên cứu (gồm một phần của xã An Phú Tây, xã Phong Phú, xã Bình Hưng và xã Hưng Long).


- Dân số dự kiến: đến năm 2020 khoảng 500.000 người.


* Định hướng phát triển không gian:


Hướng bố cục không gian Khu đô thị Nam thành phố về cơ bản vẫn giữ nguyên theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trước đây:


- Không gian đặc trưng cho một khu vực có nhiều dịch vụ đầu mối của thành phố về các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, phân phối sản phẩm hàng hóa.


- Là khu vực có nhiều cơ sở nghiên cứu và đào tạo đại học và sau đại học.


- Kết nối với các trục giao thông quan trọng ở khu vực phía Nam của thành phố:


+ Hướng Đông Tây là trục đường Nguyễn Văn Linh.


+ Hướng Bắc Nam có Quốc lộ 1A, vành đai ngoài, vành đai trong, đường Nguyễn Hữu Thọ (nối Quốc lộ 22 với khu công nghiệp Hiệp Phước), Quốc lộ 50, đường Chánh Hưng, đường Nguyễn Lương Bằng, đường Lê Văn Lương...).


- Trên cơ sở các trục giao thông chính theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây, ưu tiên bố trí các công trình cao tầng có kiến trúc đặc sắc, lựa chọn vị trí các công trình có thiết kế hình khối kiến trúc tạo điểm nhấn.


- Đối với các tuyến kênh rạch chính cần được giữ lại, khai thác và tôn tạo cảnh quan dọc kênh, nghiên cứu giải pháp kết hợp đào hồ tạo cảnh quan.


- Tổ chức trồng cây xanh dọc các trục đường tạo bóng mát, cảnh quan và vi khí hậu cho khu ở.


- Công trình công cộng bố trí theo giải pháp phân tán tại các khu ở, đảm bảo bán kính phục vụ; các khuôn viên công trình công cộng cần xây dựng hàng rào thoáng và dành nhiều diện tích cho cây xanh.


- Đối với các khối nhà cao tầng khuyến khích giải pháp thiết kế có khối bệ, kết hợp các chức năng dịch vụ, thương mại, tiện ích của cư dân tại khu vực.


- Phân bổ hợp lý các diện tích quãng trường, bãi đậu xe, trục đi bộ, kết hợp hài hòa các mảng công viên cây xanh, vườn hoa, tạo các không gian mở của đô thị.


* Quy hoạch giao thông:


1. Hệ thống giao thông đối ngoại:


- Đường bộ:


+ Đường trên cao số 3: Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, tuyến đường trên cao số 3 được kết nối từ đường trên cao số 2 đến đường Nguyễn Văn Linh, hướng tuyến và quy mô dự án sẽ được xác định cụ thể khi dự án được nghiên cứu, triển khai theo quy định.


+ Đại lộ Nguyễn Văn Linh với chức năng là đường đô thị, lộ giới 120m là đường trục chính của Khu đô thị mới Nam thành phố đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian đô thị và kết nối mạng lưới giao thông liên khu vực.


+ Các tuyến đường giao thông đối ngoại khác: Vành đai trong (lộ giới 60m), Vành đai ngoài (lộ giới 60m), Quốc lộ 50 (lộ giới 40m), đường Nguyễn Hữu Thọ (lộ giới 60m), đường Lê Văn Lương (lộ giới 40m), đường Phạm Hùng (lộ giới 40m) đi xuyên qua Khu đô thị mới Nam thành phố đảm bảo chức năng giao thông gắn kết với các khu đô thị thành phố Hồ Chí Minh.


- Đường sắt đô thị: Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, tuyến đường sắt đô thị số 4 đi trong hành lang các tuyến đường Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; tuyến đường sắt đô thị số 5 đi trong hành lang đường Quốc lộ 50 và tuyến xe điện số 2 đi trong hành lang đường Nguyễn Văn Linh. Phương án tuyến, vị trí và quy mô các nhà ga bố trí dọc tuyến sẽ được xác định cụ thể khi dự án được nghiên cứu, triển khai theo quy định.


- Đường thủy: Căn cứ theo Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020, các tuyến sông, rạch có chức năng giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật như sau: sông Chợ Đệm - Bến Lức, sông Cần Giuộc, rạch Ông Lớn thuộc cấp III; rạch Đỉa - rạch Rơi thuộc cấp IV; rạch Xóm Củi thuộc cấp V; rạch Bà Tàng, rạch Bà Lớn, Tắc Bến Rô, rạch Cả Cấm thuộc cấp VI. Hành lang bảo vệ sông, rạch nêu trên căn cứ theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


2. Hệ thống giao thông đối nội:


- Đường bộ:


+ Đối với các đường hiện hữu: tiếp tục thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu, tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.


+ Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông của Khu đô thị mới Nam thành phố đảm bảo khai thác giao thông hiệu quả.


- Hệ thống bến bãi: Trên cơ sở Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, quy hoạch bến bãi trên địa bàn Khu đô thị mới Nam thành phố dự kiến được phân bổ và xác định như sau:


+ Bãi đậu xe ô tô (10,0ha) được bố trí như sau:


• Vị trí 1: thuộc khu D, quy mô 2,8ha;


• Vị trí 2: thuộc khu E, quy mô 2,5ha;


• Vị trí 3: tại khu dân cư 194 thuộc khu 9B-10, quy mô 1,2ha;


• Vị trí 4: Bãi đậu xe Công ty Đường Việt thuộc khu 19, quy mô 1,0ha;


Riêng phần diện tích bến bãi còn thiếu so với chỉ tiêu quy hoạch sẽ được nghiên cứu cân đối phân bổ và lồng ghép thêm trong quá trình lập quy hoạch chi tiết các đồ án có liên quan gắn với chức năng phát triển đô thị.


+ Bãi đậu xe taxi (2,0ha):


• Vị trí 1: thuộc khu 10, quy mô 1,0ha;


• Vị trí 2: thuộc khu D, quy mô 1,0ha.


+ Trung tâm chuyển tiếp hàng hóa được bố trí trong khu thương mại Bình Điền, quy mô khoảng 20,35ha.


- Các nút giao thông chính: Ưu tiên nghiên cứu giải pháp tổ chức giao thông khác mức giữa đường Nguyễn Văn Linh với các tuyến đường giao thông đối ngoại, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao thông đường Nguyễn Văn Linh…

 

Nguyên Ngân