Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1215/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 391 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 116 đường số 17, phường Tân Thuận Tây, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 98 đường số 17, phường Tân Thuận Tây, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1212/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu thu hút. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1210/QĐ-UBND về phê duyệt “Phương án phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1208/QĐ-UBND về việc giải thể Hiệp hội Xuất nhập khẩu, hợp tác và đầu tư (Infotra) Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1202/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Nội vụ phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, phê duyệt điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1196/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1194/QĐ-UBND về công bố 32 danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thể dục thể thao thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1193/QĐ-UBND về công bố 06 danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |

Quy định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Trục Xa lộ Hà Nội

Ngày 11/3/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1108/QĐ-UBND về duyệt đồ án thiết kế đô thị (riêng) tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Trục Xa lộ Hà Nội, cụ thể như sau:

* Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô, tính chất khu vực quy hoạch

1. Vị trí, phạm vi giới hạn:

- Đồ án nghiên cứu thuộc phạm vi 03 quận (11 phường) của Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: 

+ Quận 2: Phường Thảo Điền và phường An Phú.

+ Quận Thủ Đức: Phường Trường Thọ, phường Bình Thọ, phường Linh Trung và phường Linh Chiểu.

+ Quận 9: Phường Phước Long A, phường Phước Long B, phường Hiệp Phú, phường Tân Phú và phường Long Bình.

 - Đầu tuyến: cầu Sài gòn thuộc địa bàn Quận 2.

 - Cuối tuyến: Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc thuộc địa bàn Quận 9.

2. Quy mô:

 - Tổng diện tích khu vực lập đồ án: 577,08 ha.

 - Chiều dài tuyến đường: 14,83 km.

3. Tính chất khu vực quy hoạch:

- Trục Xa lộ Hà Nội là trục cửa ngỏ quan trọng về phía Đông - Bắc theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh được duyệt. Theo đó, dọc tuyến Xa lộ Hà Nội phát triển các khu đô thị mới với mức độ tập trung cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

 - Khu vực đô thị dọc đường cao tốc đô thị (cấp 1), có chức năng giao thông đối ngoại, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các đô thị đối trọng phía Đông Bắc trong Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và dọc trục giao thông công cộng khối lượng lớn (Metro Bến Thành - Suối Tiên), kết nối nhiều đầu mối giao thông liên vùng quan trọng.

 - Khu vực có nhiều quỹ đất lớn, có khả năng phát triển các trung tâm dịch vụ đa chức năng và chuyên ngành.

 - Khu vực có một số yếu tố cảnh quan thiên nhiên, công trình văn hóa, lịch sử có ý nghĩa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy.

* Quy hoạch phân khu chức năng và sử dụng đất:

1. Phân khu chức năng:

STT

Tên đoạn

Khu vực đô thị

Mô tả tính chất, chức năng, đặc thù kiến trúc cảnh quan, đô thị

1

Khu A

Thảo Điền

Khu đa chức năng và chỉnh trang đô thị kết hợp khai thác yếu tố cảnh quan sông Sài Gòn

Khu vực trung tâm đa chức năng của khu vực dân cư Thảo Điền; tổ chức quảng trường nhà ga và các dịch vụ hỗ trợ nhà ga Metro; bảo tần và chỉnh trang khu biệt thự Thảo Điền

2

Khu B

An Phú

Khu đa chức năng xây dựng mới và chỉnh trang khu hiện hữu

Khu trung tâm đa chức năng hiện đại, có quy mô lớn và đồng bộ của khu vực Bắc xa lộ Hà Nội phường Thảo Điền

3

Khu C

Rạch Chiếc

Khu đa chức năng và ở cao tầng kết hợp chỉnh trang khu ở hiện hữu

Khu vực nút giao thông quan trọng của thành phố, tổ chức đô thị theo hướng bảo đảm ít ảnh hưởng tới hoạt động giao thông cũng như bảo đảm môi trường sống tốt hơn cho người dân trong khu vực.

4

Khu D

Phước Long

Khu đô thị tái thiết đa chức năng

Khu vực đô thị tái thiết trên cơ sở di dời kho tàng, bến bãi, các nhà máy xí nghiệp, gây ô nhiễm môi trường. Định hướng xây dựng khu đô thị mới hiện đại với nhiều chức năng như: khu trung tâm kinh tế tầm cở của thành phố với các chức năng kinh tế dịch vụ, khoa học công nghệ, truyền thông, khu vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế; khu dân cư với nhiều loại hình nhà ở đa dạng; các công trình công cộng; các khu cây xanh, cảnh quan, đường đi bộ công cộng dọc bờ sông, quảng trường… theo hướng đô thị thân thiện với môi trường. Phát triển với độ nén cao, tạo được điểm nhấn quan trọng về cảnh quan và kiến trúc đô thị toàn tuyến

5

Khu E

Bình Thái

Khu đa chức năng, ở cao tầng và chỉnh trang khu dân cư hiện hữu

Khu vực nút giao thông quan trọng (đường Xa lộ Hà Nội và đường Vành đai số 1). Tổ chức đô thị theo hướng bảo đảm ít ảnh hưởng tới hoạt động giao thông

6

Khu F

Thủ Đức

Khu vực đặc trưng cảnh quan biệt thự Làng Đại học Thủ Đức, tập trung phát triển nhà ở, chỉnh trang khu hiện hữu

Khu vực trung tâm của quận Thủ Đức với nhiều khu dân cư được xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng kết hợp bảo tồn  hình thái khu biệt thự Làng Đại học, tăng cường một số chức năng thương mại dịch vụ xung quanh nhà ga Metro

7

Khu G

Thủ Đức

Khu đa chức năng, xây dựng mới và chỉnh trang khu hiện hữu

Khu vực phường Tân Phú là khu đô thị hiện hữu, kết hợp với một số khu đa chức năng xây dựng mới với tầng cao trung bình

8

Khu H

Khu Công nghệ cao

 

Khu đô thị hiện đại, đa chức năng tập trung xung quanh khu vực nhà ga Metro với kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, kết nối và hỗ trợ cho sự phát triển của Khu công nghệ cao

9

Khu K

Suối Tiên

 

Khu vực có các trung tâm chuyên ngành quan trọng như Đại học Quốc gia, khu du lịch Suối Tiên với số lượng người tiếp cận rất lớn. Tổ chức tốt không gian quảng trường ga tạo điều kiện cho người sử dụng an toàn và thuận tiện, không ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến đường chính

10

Khu L

Bến xe Miền Đông

 

Khu đầu mối giao thông quan trọng về phía đông và đông bắc thành phố. Lượng người và phương tiện ra vào rất lớn. Khu vực này sẽ hình thành cụm phát triển đa chức năng đáp ứng hoạt động thương mại dịch vụ của hành khách và cư dân trong khu vực

 

2. Quy hoạch sử dụng đất

- Phương án sử dụng đất được xác định dựa trên cơ sở tác động của tuyến Metro số 1, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD - Transit Oriented Development), nghiên cứu tổng hợp tình hình hiện trạng và các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, cập nhật tình hình đầu tư phát triển dự án và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, còn dựa trên tính khả thi về tài chính và các hạn chế tác động đến kinh tế - xã hội - môi trường, đặc biệt là các khu vực được chuyển đổi chức năng sử dụng đất hoặc xây dựng mới.

 - Việc sử dụng đất hướng đến phát triển hỗn hợp dựa trên việc bảo tồn và phát huy những giá trị sử dụng đất có sẵn hoặc hình thành từ việc phát triển giao thông công cộng, tăng cường giá trị sử dụng đất, tăng cường quỹ đất dành cho không gian mở, công viên cây xanh và các công trình dịch vụ công cộng.

 - Khai thác hiệu quả các giá trị sử dụng đất sẵn có để tạo lập một hành lang đô thị đa chức năng, kết nối hiệu quả, là nguồn cung ứng các dịch vụ đô thị cho khu vực cũng như cho toàn thành phố. Từ việc xác định các khu vực ưu tiên dựa vào thế mạnh của từng khu vực và đưa ra các chiến lược phát triển đô thị tập trung vào các thế mạnh đó, như khai thác hiệu quả giao thông, hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng dựa vào các điều kiện ưu đãi về hệ số sử dụng đất, các chỉ tiêu sử dụng đất có thể thay đổi tùy theo thực trạng đầu tư dự án nhưng phải dựa theo các điều kiện ưu đãi đã nêu trong quy định quản lý của đồ án này.

3. Định hướng sử dụng đất cho toàn tuyến:

- Căn cứ đồ án quy hoạch chung xây dựng Thành phố, đồ án quy hoạch chung xây dựng các quận có liên quan và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các khu vực phát triển cho mục đích công cộng được giữ nguyên.

- Các khu vực phát triển đa chức năng được đề xuất ở những vị trí tiếp giáp với hệ thống bến trạm của các loại hình giao thông công cộng hoặc những vị trí có giá trị sử dụng đất cao, những đầu mối giao thông quan trọng,... Các khu vực này được ưu tiên về hệ số sử dụng đất do được đảm bảo năng lực giao thông, đảm bảo tính khả thi về tài chính, đồng thời hệ số sử dụng đất cao sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động của khu vực, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho các khu vực lân cận.

- Các khu vực dân cư - bao gồm khu dân cư tự cải tạo và khu dân cư xây dựng mới được bố trí xen kẽ với các khu trung tâm và các khu vực đa chức năng nhằm khai thác triệt để các dịch vụ đô thị với bán kính tiếp cận hợp lý, cung cấp nguồn việc làm, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

- Tăng cường bố trí không gian mở, không gian xanh dọc theo bờ kênh và len lỏi vào bên trong các khu vực chức năng, tăng cường kết nối các khu chức năng đô thị bằng mảng xanh, bảo tồn đặc thù cảnh quan mang sắc thái riêng nhằm đảm bảo chức năng sinh thái đô thị, giúp điều hòa tác động ngập lụt, gia tăng tiện ích giải trí cho người dân.

* Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:

Đối với từng phân khu chức năng trong đồ án, các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc được xác định trong các bản vẽ sơ đồ hướng dẫn thiết kế đô thị mang tính chất định hướng không gian kiến trúc cảnh quan. Trong trường hợp các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc trong đồ án thiết kế đô thị (riêng) tỷ lệ 1/2000 Trục Xa lộ Hà Nội có khác so với đồ án quy hoạch chung, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu), đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt thì các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc này sẽ được xác định tại Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch Thành phố, Hội đồng quy hoạch tại địa phương khi tiến hành thực hiện quy hoạch.

* Định hướng phát triển giao thông và hạ tầng đô thị cho toàn tuyến:

1. Về tổ chức giao thông:

a) Hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ xung quanh tuyến Xa lộ Hà Nội nhằm phát huy tối đa hiệu quả giao thông tổng hợp đối với quá trình cải tạo và phát triển đô thị với các giải pháp như sau:

- Tăng cường kết nối giao thông hai bên tuyến đường, bảo đảm gắn kết tốt hơn các khu vực chức năng quan trọng của thành phố: Đường dự kiến nối tuyến đường Thảo Điền và đường Nguyễn Quý Đức; đường dự kiến nối đường Tây Hòa với khu vực cảng Phước Long.

- Tăng cường hệ thống các trục đường đi bộ nối kết với các khu vực nhà ga Metro.

- Hạn chế mở lối ra vào trực tiếp của các công trình lớn ra xa lộ nhằm tránh gây ảnh hưởng bất lợi đối với gaio thông trên tuyến đường

- Hạn chế nhà ở riêng lẻ tiếp xúc trực tiếp với xa lộ.

b) Tăng cường hệ thống giao thông công cộng trong khu vực các nhà ga Metro, cụ thể:

- Tổ chức các tuyến xe buýt mạch vòng kết nối các khu dân cư với các nhà ga Metro.

- Tăng cường xây dựng nhà để xe công cộng trong khu vực gần nhà ga Metro.

- Tổ chức không gian công cộng, vỉa hè thuận tiện cho người đi bộ.

2. Về các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:

 Bảo đảm hành lang an toàn các tuyến hạ tầng kỹ thuật và tận dụng bố trí cây xanh cảnh quan trong các khu vực:

- Hành lang an toàn tuyến ống nước là công viên cây xanh cách ly.

- Hành lang an toàn các tuyến điện cao thế.

- Tổ chức công viên cảnh quan trong hành lang an toàn cầu Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc, cầu Suối Cái.

- Tổ chức cảnh quan dưới tuyến Metro.

- Trồng cây xanh trang trí và thiết kế kết cấu che mưa, che nắng cho các cầu vượt đi bộ.

* Các hạng mục ưu tiên đầu tư, tổ chức thực hiện theo quy hoạch:

1. Các hạng mục ưu tiên đầu tư:

a) Hạng mục về giao thông và hạ tầng kỹ thuật:

- Triển khai dự án xây dựng các tuyến đường, nút giao quan trọng nhằm kết nối các khu vực đô thị hai bên tuyến đường.

- Triển khai các dự án cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường trong các khu dân cư kết nối với Xa lộ Hà Nội theo đúng quy hoạch.

- Triển khai hệ thống giao thông công cộng: kết nối giữa nhà ga Metro với các hệ thống giao thông khác: hệ thống xe buýt, các tuyền đường đi bộ kết nối với nhà ga.

- Triển khai hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhà ga Metro: bãi đỗ xe công cộng, quảng trường, cầu vượt đi bộ,....

b) Hạng mục về sử dụng đất, kiến trúc:

- Ưu tiên chỉnh trang, cải tạo các khu dân cư và triển khai các dự án trọng điểm dọc tuyến.

- Ưu tiên đầu tư vào các khu chuyển đổi chức năng sử dụng tại các công trình nhà xưởng, nhà kho không còn phù hợp thành các khu công trình công cộng, khu phức hợp (khu Phước Long).

- Đầu tư xây dựng các quảng trường nhà ga Metro.

c) Hạng mục các công trình đặc biệt:

- Đầu tư triển khác các hạng mục công trình quan trọng.

- Hoàn thiện hệ thống cây xanh, chiếu sáng dọc trục Xa lộ Hà Nội.

- Tổ chức thi thiết kế, lập dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện các công viên, vườn hoa, tượng đài, biểu tượng cửa ngõ, công trình điểm nhấn.

- Tổ chức thiết kế và xây dựng các bảng cổ động và quảng cáo.

 

Nguyên Ngân