Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1139/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Hội đồng thẩm định Bộ tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1138/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” trong năm 2024. | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1130/QĐ-UBND về việc công bố 05 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ, gồm 03 thủ tục hành chính mới ban hành và 02 thủ tục hành chính bị bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1129/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2023 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 5. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1128/QĐ-UBND về việc công bố 03 nhóm thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hộ tịch, đăng ký thường trú và bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1127/QĐ-UBND về việc thay đổi 02 Thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1122/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2023 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1117/QĐ-UBND về công nhận Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Quận 12 là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1116/QĐ-UBND về công nhận Trường Tiểu học Châu Văn Liêm, Quận 6 là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1115/QĐ-UBND về công nhận Trường Tiểu học Bàu Sen, Quận 5 là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. |

Quy trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật của UBND quận Bình Tân

Ngày 19/6/2014, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân ban hành Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ban hành Quy trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, cụ thể như sau:

* Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

1. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải đảm bảo theo quy định tại Khoản 1, 2 và 4 Điều 44 Luật Khiếu nại năm 2011.

2. Việc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật Khiếu nại năm 2011 không làm đình chỉ thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

* Phân công nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường: chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo thẩm quyền đã ban hành và phối hợp tổ chức thực hiện khi nhận được văn bản yêu cầu của người có thẩm quyền.

2. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận: chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo thẩm quyền đã ban hành.

3. Đội trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị quận chịu trách nhiệm tổ chức và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và của Bộ, ngành Trung ương (theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố).

* Trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

1. Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo thẩm quyền đã ban hành.

Căn cứ vào nội dung khiếu nại, chức năng quản lý nhà nước, người giải quyết khiếu nại phân công việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 7 của Quy trình này.

2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.

* Trách nhiệm của người bị khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người bị khiếu nại có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

1. Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là đúng pháp luật, có văn bản yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định đó. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là trái pháp luật, phải ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định hành chính, đồng thời khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

2. Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là đúng pháp luật, có văn bản yêu cầu người khiếu nại chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật, phải chấm dứt hành vi đó.

3. Người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Quy trình này thực hiện, phối hợp hoặc tổ chức chỉ đạo cưỡng chế thi hành quyết định hành chính được kết luận là đúng pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Chủ trì, phối hợp các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị xâm phạm.

5. Kiến nghị cơ quan khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

* Trách nhiệm của người khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

Khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại có trách nhiệm:

1. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính đó được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật.

2. Phối hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm.

3. Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

* Trách nhiệm của người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

1. Chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của mình.

2. Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm.

* Trách nhiệm người được giao tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

1. Người được giao tổ chức thi hành quyết định theo quy định tại Điều 7 của Quy trình này gồm Đội trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị quận, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm quyết định được thi hành nghiêm chỉnh; tích cực tổ chức tuyên truyền, vận động và thuyết phục cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan tự nguyện thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Quá trình tuyên truyền, vận động và thuyết phục phải có sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan tham mưu ban hành quyết định giải quyết khiếu nại và các tổ chức Mặt trận, Đoàn thể tại địa phương nơi tổ chức thực hiện quyết định và được thực hiện ít nhất 02 lần trong khoảng thời gian tự nguyện thi hành quyết định và phải được thể hiện bằng biên bản.

2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức được giao việc thi hành; báo cáo với người có thẩm quyền xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành quyết định.

* Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức trong việc thi hành quyết định.

* Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.

* Thông báo về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người được giao tổ chức thực hiện quyết định theo quy định tại Điều 7 của Quy trình này (gọi chung là người tổ chức thi hành quyết định) có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật cho cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.

2. Thông báo về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật gồm các nội dung sau:

a) Căn cứ để ban hành văn bản.

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành việc thi hành quyết định và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành quyết định này.

c) Nội dung phải thi hành theo quyết định.

d) Thời hạn cho sự tự nguyện thi hành quyết định.

3. Thông báo phải gửi trực tiếp cho cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (được ghi nhận bằng biên bản). Trường hợp không gửi được trực tiếp thì niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường nơi tổ chức thi hành và địa chỉ hoặc nơi cư trú của cơ quan, tổ chức và cá nhân phải chấp hành quyết định. Thời gian niêm yết là 10 ngày làm việc.

* Tự nguyện thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

1. Thời gian tự nguyện thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực là 15 ngày làm việc và phải được ghi trong Thông báo về việc thi hành quyết định, trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định về thời gian tự nguyện thì áp dụng theo pháp luật chuyên ngành đó.

2. Trong thời gian tự nguyện, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đã tự nguyện thi hành quyết định thì người tổ chức thi hành quyết định tiến hành lập biên bản và có văn bản báo cáo với người giải quyết khiếu nại và thông báo cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan về sự tự nguyện thi hành để chấm dứt việc khiếu nại.

* Tổ chức cưỡng chế quyết định hành chính sau khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

1. Hết thời hạn tự nguyện thi hành quyết định theo Khoản 1 Điều 14 của Quy trình này, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan không tự nguyện thi hành quyết định thì người tổ chức thi hành quyết định phải tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định hành chính sau khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

2. Trình tự, thủ tục tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành có quy định về việc cưỡng chế.

 

Lam Điền