Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1215/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 391 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 116 đường số 17, phường Tân Thuận Tây, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 98 đường số 17, phường Tân Thuận Tây, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1212/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu thu hút. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1210/QĐ-UBND về phê duyệt “Phương án phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1208/QĐ-UBND về việc giải thể Hiệp hội Xuất nhập khẩu, hợp tác và đầu tư (Infotra) Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1202/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Nội vụ phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, phê duyệt điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1196/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1194/QĐ-UBND về công bố 32 danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thể dục thể thao thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1193/QĐ-UBND về công bố 06 danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |

Phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) tại Thành phố

Ngày 23/6/2015 UBND Thành phố ban hành Kế hoạch hành động số 3500/KH-UBND Phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) tại Thành phố, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu chung:

- Giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ đầu tiên, chẩn đoán nhanh đồng thời tiến hành khoanh vùng và xử lý kịp thời.

- Nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh của toàn dân và chính quyền các cấp, qua đó ổn định các mặt trong đời sống xã hội .

2. Các hoạt động chính:

2.1 Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp xác định tại Việt Nam

a.        Công tác chỉ đạo, huấn luyện:

-       Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp Thành phố và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện nhằm đáp ứng kịp thời với các tình huống dịch bệnh lưu hành, dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi.

-       Xây dựng các quy trình giám sát, chẩn đoán, điều trị gồm: kiểm soát ca bệnh xâm nhập tại cửa khẩu, quy trình quản lý ca bệnh, tìm kiếm tích cực và điều tra người tiếp xúc; quy trình thu thập mẫu xét nghiệm; quy trình tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị khi phát hiện ca nghi ngờ; quy trình tổ chức và hướng dẫn cho người dân tự theo dõi sức khỏe để phòng bệnh cho bản thân và cho cộng đồng. 

-       Tổ chức các lớp huấn luyện việc ứng dụng những quy trình trên cho nhân viên y  tế các tuyến của cả hai hệ dự phòng và điều trị; ưu tiên huấn luyện các đội cơ động chống dịch của Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố và quận - huyện; diễn tập cơ chế trực chống dịch và cơ chế phối hợp hoạt động giữa các đội cơ động ở các tuyến và giữa đội cơ động với các bộ phận khác. Bên cạnh việc huấn luyện cho các bệnh viện công lập, sẽ tổ chức huấn luyện cho các bệnh viện, phòng khám ngoài công lập.

b.       Công tác giám sát:

-       Triển khai quy trình kiểm soát ca bệnh xâm nhập tại Cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, các Cảng đường biển, đường sông có tiếp nhận tàu khách từ nước ngoài.

-       Tổ chức lại hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và tập huấn về MERS-CoV cho tất cả nhân viên y tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

-       Tất cả những trường hợp viêm hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân cần được giám sát, điều tra và quản lý như một trường hợp nghi ngờ MERS-CoV cho đến khi có bằng chứng loại trừ.

-       Kiện toàn các đội cơ động phòng, chống dịch của các Trung tâm Y tế dự phòng, tổ chức đội cấp cứu lưu động của Trung tâm cấp cứu 115; thực hiện chế độ thường trực phòng, chống dịch đối với các đội cơ động của các Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Cấp cứu 115.

c.        Công tác thu dung điều trị:

-       Tổ chức chuyển viện an toàn về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 đối với tất cả những trường hợp nghi ngờ MERS-CoV phát hiện tại cửa khẩu cũng như tại các cơ sở điều trị.

-       Thực hiện điều tra, giám sát người tiếp xúc, tìm kiếm tích cực ca bệnh nghi ngờ tại các cơ sở điều trị.

-       Triển khai phòng xét nghiệm chẩn đoán xác định MERS-CoV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và huấn luyện quy trình thu thập mẫu bệnh phẩm cho các cơ sở y tế, các đội cơ động. Rà soát lại toàn bộ trang thiết bị, vật tư, hoá chất, thuốc điều trị, sinh phẩm chẩn đoán phục vụ cho công tác điều trị và kiểm soát dịch bệnh; lập kế hoạch bổ sung nhằm đáp ứng kịp thời với tình hình dịch bệnh.

d.       Công tác truyền thông:

-       Xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

-       Thành lập những đoàn giám sát hoạt động phòng chống dịch ở các đơn vị trực thuộc và các quận huyện, qua đó kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ tuyến dưới trong đáp ứng sẵn sàng khi tình huống dịch xảy ra.

2.2 Tình huống 2: Xuất hiện trường hợp xác định xâm nhập vào Việt Nam

a.        Công tác chỉ đạo, huấn luyện: Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Sở Y tế họp định kỳ hàng tuần đánh giá tình hình dịch bệnh bao gồm mối liên quan dịch tễ của các trường hợp, độ nặng và các vấn đề liên quan đến điều trị cũng như quản lý ca bệnh, việc giám sát người tiếp xúc, khả năng lây lan dịch bệnh trong cơ sở điều trị và trong cộng đồng, tăng cường công tác tập huấn.

 

b.       Công tác giám sát dịch tễ: tổ chức điều tra, giám sát người tiếp xúc với ca bệnh, đánh giá mối liên quan dịch tễ giữa các ca bệnh nhằm phát hiện kịp thời tình trạng lây bệnh trong cộng đồng. Các đội cơ động phòng, chống dịch của Trung tâm Y tế dự phòng các cấp thực hiện chế độ thường trực chống dịch.

c.        Công tác thu dung, điều trị: các cơ sở điều trị khi phát hiện ca nghi ngờ phải tổ chức cách ly, hội chẩn và chuyển viện đối với những ca xác định về các Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới; đối với những trường hợp viêm hô hấp cấp nặng cũng cần được chuyển viện như trên dù chưa rõ bằng chứng nhiễm MERS-CoV.

d.       Công tác truyền thông: đẩy mạnh truyền thông nguy cơ cho các nhóm đối tượng về các biện pháp phòng bệnh và những đáp ứng phù hợp với từng tình huống, nhằm đảm bảo kiểm soát sự lây bệnh nhưng không làm xáo trộn những sinh hoạt bình thường của xã hội.

e.        Công tác hậu cần: bổ sung những trang thiết bị, vật tư, hoá chất, thuốc điều trị, sinh phẩm chẩn đoán… cho các cơ sở điều trị và dự phòng. Dự trù kinh phí đáp ứng với dịch bệnh bao gồm các hoạt động chuyên môn y tế và những hoạt động đảm bảo an sinh xã hội.

2.3 Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng

-       Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Sở Y tế họp hàng ngày và báo cáo tình hình dịch bệnh cũng như những hoạt động đảm bảo an sinh xã hội cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố để có những chỉ đạo kịp thời với tình hình  thực tế.

-       Thực hiện chế độ trực chống dịch 24/24 tại đơn vị đối với tất cả các đội cơ động chống dịch toàn thành phố.

-       Không tổ chức những hoạt động tập trung đông người.

-       Thiết lập các Bệnh viện dã chiến tại các khu vực đông bệnh nhân tránh quá tải bệnh viện. Mở rộng các đơn vị y tế tiếp nhận bệnh nhân, phân loại bệnh nhân điều trị tại các tuyến: đối với trường hợp nhẹ theo dõi, điều trị tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hạn chế di chuyển bệnh nhân.

-      Thực hiện truyền thông nguy cơ nhằm trấn an dân chúng, tổ chức phòng bệnh tại cộng đồng.

Trần Phát