Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1139/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Hội đồng thẩm định Bộ tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1138/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” trong năm 2024. | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1130/QĐ-UBND về việc công bố 05 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ, gồm 03 thủ tục hành chính mới ban hành và 02 thủ tục hành chính bị bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1129/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2023 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 5. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1128/QĐ-UBND về việc công bố 03 nhóm thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hộ tịch, đăng ký thường trú và bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1127/QĐ-UBND về việc thay đổi 02 Thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1122/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2023 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1117/QĐ-UBND về công nhận Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Quận 12 là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1116/QĐ-UBND về công nhận Trường Tiểu học Châu Văn Liêm, Quận 6 là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1115/QĐ-UBND về công nhận Trường Tiểu học Bàu Sen, Quận 5 là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. |

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự thành phố

Ngày 25/7/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3801/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

 

* Chức năng của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh:


Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) được thành lập theo Quyết định số 3800/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 173; khoản 1, khoản 2 Điều 174 Luật Thi hành án dân sự và Điều 13 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố, bao gồm:


1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn.


2. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố.



* Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo


1. Xây dựng dự thảo chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những trường hợp quy định tại Điều 1 của Quy chế này trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.


2. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những trường hợp quy định tại Điều 1 của Quy chế này.


3. Đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những trường hợp quy định tại Điều 1 của Quy chế này.


4. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan, tổ chức hữu quan với cơ quan thi hành án dân sự trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những trường hợp quy định tại Điều 1 của Quy chế này.


5. Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố, ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những trường hợp quy định tại Điều 1 của Quy chế này.


6. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương.


7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp xử lý kịp thời đối với những vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự.


* Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo


1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đúng chức năng, kịp thời, theo quy định của pháp luật.


2. Tôn trọng hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.


3. Phát huy vai trò phối hợp của các cấp, các ngành trong hoạt động chỉ đạo công tác thi hành án dân sự trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn.


* Quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo


1. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương:


a) Ban Chỉ đạo chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động, phối hợp các cơ quan, tổ chức hữu quan với cơ quan thi hành án dân sự trong công tác thi hành án dân sự;


b) Ban Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự;


c) Kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, trả lời ý kiến thỉnh thị của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện. Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện thực hiện ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố; nếu có vướng mắc, khó khăn phải kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố.


2. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với cơ quan thi hành án dân sự:


a) Ban Chỉ đạo kịp thời tổ chức cuộc họp để bàn biện pháp chỉ đạo việc phối hợp và tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố;


b) Cục Thi hành án dân sự thành phố chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo quy định tại khoản 6 Điều 14 và khoản 6 Điều 16 Luật Thi hành án dân sự. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thì kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo để tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyết.


3. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự:


Ban Chỉ đạo thực hiện ý kiến của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự trong việc chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ thi hành án dân sự tại địa phương.

 

Nguyên Ngân