Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1266/QĐ-UBND về kiện toàn Nhóm công tác liên ngành thực hiện dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến Nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, thành phố Thủ Đức theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BT). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1258/QĐ-UBND về việc gia hạn thời gian hoạt động của Quỹ trợ vốn xã viên Hợp tác xã Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1254/QĐ-UBND về ban hành Danh mục địa điểm các Trung tâm thương mại, Siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng mặt bằng trong khuôn viên Siêu thị, Trung tâm thương mại để tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1253/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt Tiêu chí Quốc gia về y tế cấp Thành phố và Tổ Thư ký Hội đồng. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1251/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 09 thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm 03 thủ tục hành chính mới ban hành và 06 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1246/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Tổ giúp việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1245/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 09 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Di sản văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1244/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng Nghệ thuật xét chọn mẫu Phù điêu và các công trình mỹ thuật Khu tưởng niệm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1235/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 05 thủ tục hành chính lĩnh vực Kiểm lâm, Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1233/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 7 đến năm 2020

Ngày 12 tháng 11 năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 7 đến năm 2020, tỷ lệ 1/5.000. Nội dung cụ thể như sau:


* Vị trí, diện tích và phạm vi ranh giới khu vực quy hoạch:

 

Quận 7 có vị trí phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, các mặt giáp giới như sau:


- Phía Đông giáp : quận 2 và tỉnh Đồng Nai;


- Phía Tây giáp : quận 8 và huyện Bình Chánh;


- Phía Nam giáp : huyện Nhà Bè;


- Phía Bắc giáp : quận 4 và quận 2.


Diện tích khu vực quy hoạch điều chỉnh là 3.546,79 ha.


* Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng:


1. Các đơn vị ở:


- Các khu vực dân cư hiện hữu ổn định có hệ thống hạ tầng đô thị tương đối tốt gồm một phần phường Tân Kiểng, phường Tân Quy, phường Tân Phong.


- Các khu dân cư phát triển mới gồm khu đô thị Phú Mỹ Hưng (thuộc khu đô thị mới Nam Sài Gòn, một phần phường Tân Hưng, phường Tân Phú, phường Phú Thuận, phường Phú Mỹ).


2. Các khu hỗn hợp: gồm 4 khu:


- Khu 1: Khu sông Ông Lớn (khoảng 10 ha), phường Tân Hưng, gồm các chức năng: Khu công trình dịch vụ đô thị (Trung tâm dịch vụ - thương mại - du lịch, trường học (trung học cơ sở), trung tâm y tế, khu thể dục thể thao, nhà ở chung cư cao tầng kết hợp khu công viên cây xanh).


- Khu 2: Khu vực phía Bắc phường Tân Thuận Đông gần cầu nối sang Thủ Thiêm (khoảng 25ha), gồm chức năng chính: Công trình dịch vụ đô thị kết hợp nhà ở cao tầng, cây xanh, trường trung học cơ sở.


- Khu 3: Khu vực phía Bắc phường Phú Thuận gần cầu Phú Mỹ (khoảng 20 ha), gồm chức năng chính: Công trình dịch vụ đô thị kết hợp nhà ở cao tầng, cây xanh, trường trung học cơ sở.


- Khu 4: Khu vực phía Tây đường Đào Trí (khoảng 27 ha), dọc đường Đào Trí, phường Phú Thuận, gồm chức năng chính: Công trình dịch vụ đô thị kết hợp nhà ở cao tầng, cây xanh, trường trung học phổ thông.


3. Hệ thống các trung tâm - dịch vụ đô thị:


Hệ thống trung tâm và các hạng mục công trình công cộng của quận bảo đảm đủ các loại hình phục vụ thiết yếu cho dân cư.


a) Hệ thống các trung tâm:


- Địa bàn quận 7 có khu trung tâm cấp thành phố ở khu vực phía Nam thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng.


- Hệ thống trung tâm của quận theo mô hình kết hợp 3 dạng: tập trung, theo trục và phân tán.


+ Tập trung: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng quy mô khoảng 60 ha - trung tâm các công trình dịch vụ thương mại, văn phòng, tài chính, y tế và các công trình vui chơi, giải trí.


+ Phát triển theo trục: gồm trục đường Nguyễn Văn Linh, đường Nguyễn Lương Bằng, đường Nguyễn Hữu Thọ, đường Huỳnh Tấn Phát, đường 15B và đường Đào Trí.


+ Phân tán: Trung tâm công cộng đơn vị ở (cấp phường) gồm các công trình công cộng phục vụ thường xuyên như công trình hành chánh, thương mại dịch vụ, chợ, trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, bố trí theo giải pháp phân tán và đảm bảo bán kính phục vụ.


b) Dịch vụ đô thị:


- Công trình hành chính các cấp:


+ Khu trung tâm hành chính quận tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng.


+ Mỗi phường đều có công trình hành chính cấp phường.


- Mạng lưới thương mại dịch vụ:


+ Tập trung: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là trung tâm các công trình dịch vụ thương mại, văn phòng, tài chính, y tế và các công trình vui chơi, giải trí.


+ Phát triển theo trục: gồm trục đường Nguyễn Văn Linh, đường Nguyễn Lương Bằng, đường Nguyễn Hữu Thọ, đường Huỳnh Tấn Phát và đường Đào Trí.


+ Phân tán: Trung tâm công cộng đơn vị ở (cấp phường).


- Mạng lưới giáo dục:


+ Hệ thống đại học, cao đẳng đào tạo chuyên nghiệp gồm trường đại học RMIT, trường đại học An Ninh, trường đại học Tôn Đức Thắng… chủ yếu nằm trong khu đô thị mới Nam thành phố.


+ Hệ thống trường trung học phổ thông, trường dạy nghề cân đối chung trên địa bàn quận, bảo đảm đủ chỗ cho tất cả học sinh trong độ tuổi.


+ Mỗi đơn vị ở (phường) đều bố trí trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở đảm bảo đủ quy mô và bán kính phục vụ, diện tích bình quân một chỗ học là 8 - 10m2.


- Mạng lưới y tế: Các bệnh viện lớn gồm bệnh viện Pháp Việt, bệnh viện tim Tâm Đức (thuộc Khu đô thị Phú Mỹ Hưng); Bệnh viện đa khoa quận 7. Ngoài ra trong các khu dân cư bố trí các trạm y tế quy mô mỗi trạm  500 m2 (mở rộng mặt bằng và hiện đại hóa các trạm y tế hiện hữu).


- Mạng lưới câu lạc bộ - thể dục thể thao: Phát triển mạng lưới thể dục thể thao liên phường, trung tâm thể dục thể thao cấp quận tại khu vực phường Phú Mỹ.


- Mạng lưới văn hóa thông tin: gồm trung tâm văn hóa, thư viện, bảo tàng, khu triển lãm, rạp chiếu phim…., bố trí trong các khu ở mới và khu hỗn hợp.


4. Hệ thống cây xanh:


Hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quận 7 bao gồm 3 nhóm chính:


- Cây xanh sử dụng công cộng: gồm các công viên lớn, tập trung như công viên Mũi Đèn Đỏ quy mô khoảng 50 ha thuộc phường Phú Thuận; công viên Hương Tràm quy mô 21 ha; công viên phường Bình Thuận; công viên quy mô 15 ha thuộc phường Phú Mỹ (phía Đông đường Huỳnh Tấn Phát); Công viên trung tâm Hồ Bán Nguyệt quy mô 15 ha thuộc đô thị Phú Mỹ Hưng, toàn bộ cây xanh cảnh quan ven sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Ông Lớn, rạch Dơi, rạch Đỉa,... và cây xanh sử dụng công cộng được bố trí phân tán trong các đơn vị ở (được thể hiện cụ thể trong quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu).


- Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ): quy hoạch cây xanh theo các tuyến đường chính, đường khu vực tạo thành mảng xanh liên hoàn cho đô thị.


- Cây xanh chuyên dụng: cây xanh cách ly hành lang tuyến điện, hành lang bảo vệ sông rạch.


5. Công nghiệp, kho tàng, cảng:


- Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 giữ quy mô 300 ha theo Quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, có tính đến năm 2025.


- Khu cụm công nghiệp Phú Mỹ tại phường Phú Thuận, quận 7, điều chỉnh quy mô còn 49,7 ha theo Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận 7 về phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư phía Nam rạch Bà Bướm, phường Phú Thuận, quận 7 và Công văn số 8581/BC-SCT ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Sở Công thương.


- Đối với hệ thống cảng dọc sông Sài Gòn: thực hiện theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005, cụ thể:


+ Cảng Gas sẽ di dời sau năm 2020;


+ Càng Vic sẽ di dời sau năm 2020;


+ Cảng Bến Nghé sẽ di dời sau năm 2020;


+ Cảng Tân Thuận, cảng Rau Quả và cảng Lotus di dời trước năm 2010. Riêng đối với cảng Rau Quả, do không đủ năng lực thực hiện di dời nên đã kiến nghị và được Ủy ban nhân dân thành phố cùng Ban chỉ đạo di dời các cảng trên sông Sài Gòn báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho tiếp tục kinh doanh khai thác cảng đến 2020 và tiến hành chuyển đổi công năng tại chỗ theo quy hoạch.


* Quy hoạch giao thông:


- Hệ thống giao thông đối ngoại:


+ Đường bộ:


* Đường trên cao số 3: Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, tuyến đường trên cao số 3 được kết nối từ đường trên cao số 2 đến đường Nguyễn Văn Linh, phương án tuyến và quy mô dự án sẽ được xác định cụ thể khi dự án được nghiên cứu, triển khai theo quy định.


* Đường Nguyễn Văn Linh với chức năng là đường đô thị, lộ giới 120m là đường trục chính đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian đô thị và kết nối mạng lưới giao thông liên khu vực.


* Đường Nguyễn Hữu Thọ: Là tuyến đường trục Bắc Nam thành phố nối kết giữa quận 7 với quận 4 và huyện Nhà Bè qua cầu Kênh Tẻ và cầu Rạch Đỉa 2, lộ giới 60m.


* Đường Huỳnh Tấn Phát: Kết nối tiếp đường Lưu Trọng Lư tạo thành trục đường Bắc Nam của quận, nối kết giữa quận 7 với huyện Nhà Bè và quận 2, lộ giới 30m.


+ Đường sắt đô thị: Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, tuyến đường sắt đô thị số 4 đi trong hành lang các tuyến đường Lê văn Lương - đường Nguyễn Văn Linh - đường Nguyễn Hữu Thọ và tuyến xe điện số 2 đi trong hành lang đường Nguyễn Văn Linh - đường Lưu Trọng Lư - cầu Thủ Thiêm 4 - quận 2, phương án tuyến, vị trí và quy mô các nhà ga bố trí dọc tuyến sẽ được xác định cụ thể khi dự án được nghiên cứu, triển khai theo quy định.


+ Đường thủy: Căn cứ theo Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 về duyệt Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020, các tuyến sông, rạch có chức năng giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật như sau: sông Sài Gòn cấp I, sông Nhà Bè cấp I, Kênh tẻ cấp II, rạch Ông Lớn cấp IV, rạch Đỉa cấp IV, rạch Rơi cấp IV, sông Phú Xuân cấp IV, rạch Ông Tư Dinh cấp VI, rạch Cả Cấm cấp VI và rạch Tắc Rỗi cấp VI. Hành lang bảo vệ sông, rạch nêu trên theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố.


- Hệ thống giao thông đối nội:


+ Đường bộ:


* Đối với các đường hiện hữu: tiếp tực thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.


* Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông của khu vực đảm bảo khai thác giao thông hiệu quả.


+ Hệ thống bến bãi: Trên cơ sở Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, quy hoạch bến bãi trên địa bàn quận 7 chiếm 24 ha, dự kiến được phân bổ và xác định như sau:


* Đầu mối trung chuyển hành khách: 1,0 ha (khu cảng Tân Thuận Đông);


* Bãi đậu xe taxi: 1,0 ha (khu cảng Rau Quả);


* Bãi đậu xe ô tô: 2,0 ha (khu cảng Lotus);


* Trung tâm chuyển tiếp hàng hóa: 20 ha (bao gồm 6,0 ha bố trí tại khu cảng Bến Nghé, 4,0 ha tại khu cảng Vic, 10,0 ha tại khu cảng Tân Thuận 1 và 2).


+ Các nút giao thông chính: Ưu tiên nghiên cứu giải pháp tổ chức giao thông khác mức giữa đường Nguyễn Văn Linh với các tuyến đường giao thông đối ngoại, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao thông đường Nguyễn Văn Linh.

 

NCĐ